Petrolimex muốn đầu tư vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng

Theo Tổng Giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng, Petrolimex đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để cùng nhau hợp tác phát triển năng lượng sạch.
Petrolimex muốn đầu tư vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang có kế hoạch đầu tư dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để phối hợp với đối tác phát triển năng lượng sạch.

Theo Tổng Giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng, Petrolimex đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để cùng nhau hợp tác phát triển năng lượng sạch.

Tại Đại hội Cổ đông cuối tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cũng cho biết tập đoàn đã xin Chính phủ cho phép dừng triển khai đầu tư Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.

Theo ông Thanh, Petrolimex xin dừng đầu tư Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong là do Việt Nam đã có 2 nhà máy lọc dầu (Dung Quất và Nghi Sơn) đáp ứng được 70-80% nhu cầu xăng dầu cả nước.

Bên cạnh đó, cơ chế ưu đãi cho dự án lọc hóa dầu không còn như trước nên Petrolimex và cổ đông nước ngoài Công ty JX (Nhật Bản) xin dừng triển khai đầu tư.

Tuy nhiên, Petrolimex đã báo cáo Chính phủ để xin chuyển đổi mục đích kinh doanh, xây dựng kho chứa LNG và xây trung tâm điện lực ngay trên phần đất đã được cấp cho Dự án Lọc hóa dầu trước đó.

Nếu được Chính phủ thông qua, EVN sẽ nghiên cứu xây dựng trung tâm điện lực dầu khí Khánh Hòa.

Còn với lợi thế kho bãi, đội tàu, Petrolimex sẽ nhập khẩu LNG đông lạnh, trữ tại kho LNG Nam Vân Phong để cung cấp nhiên liệu đầu vào trung tâm điện lực này.

Theo Petrolimex, Dự án Trung tâm điện lực khí và Kho cảng LNG được triển khai thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện tuabin khí có tổng công suất 3.000 MW và kho cảng LNG Vân Phong có sức chứa 180.000 m3.

Trong đó, quy mô dự án LNG khoảng 700 triệu USD và được triển khai trong khoảng 5 năm từ 2021-2025.

Giai đoạn 2 tiếp tục xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện tuabin khí với tổng công suất tương đương các nhà máy giai đoạn 1.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...