Do ảnh hưởng của thị trường thế giới, doanh thu bán hàng của Tập đoàn xăng dầu đạt 152 nghìn tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá dầu tăng mạnh 64% và sản lượng bán nội địa tăng 9%.
Tuy nhiên, do chi phí tăng mạnh nên lợi nhuận trước thuế của Petrolimex chỉ đạt 301 tỷ đồng, bằng 11% cùng kỳ 2021. Giá trị dự phòng tồn kho đạt 1,330 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu lỗ trước thuế 595 tỷ đồng.
Kết thúc 8 tháng đầu năm, sản lượng bán hàng nội địa vẫn tăng mạnh, đạt 6.76 triệu m3(trm3), tăng 17.6%. Trong đó, bán lẻ đạt 4.13 trm3, tăng 21% so với cùng kỳ 2021.
Còn các lĩnh vực khác như nhiên liệu bay, hóa dầu, khí hóa lỏng của Petrolimex vẫn giữ kết quả tích cực. Riêng lĩnh vực nhựa đường đạt 4,207 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt 111 tỷ đồng, tăng 22% và -31% so với cùng kỳ 2021.
Kinh doanh khí hóa lỏng đạt doanh thu 2.067 tỷ đồng tăng 26% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 80 tỷ đồng giảm 28% so với cùng kỳ 2021.
Lĩnh vực nhiên liệu bay tiếp tục hồi phục tốt do các đường bay nội địa luôn đông khách và đường bay quốc tế được mở cửa trở lại. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 91 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.
Đến cuối tháng 6/2022, tổng tài sản Petrolimex tăng lên 25% so với đầu năm, đạt 81,080 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ phải trả tăng 50% lên 54.858 tỷ đồng, do Tập đoàn này gia tăng khoản phải trả cho người bán với 91% lên 30.322 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn tăng 21% lên 17.225 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu Petrolimex giảm nhẹ 7% xuống 26.222 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do công ty thực hiện chi trả cổ tức 12% bằng tiền mặt trong kỳ cho cổ đông.
Ngoài ra trong năm nay, Tập đoàn Xăng dầu sẽ tiếp tục thực hiện tiến trình thoái vốn tại một số khoản đầu tư ngoài ngành theo quyết định đã phê duyệt. Trong tháng 8.2022, Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận cho Petrolimex được chuyển nhượng 120 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại PGBank. Dự kiến thực hiện trong quý cuối năm 2022.