Phận trắc trở của Hiệp hội nước mắm truyền thống

Ngày 09/5/2017, Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, với 17 thành viên. Nhưng...
Phận trắc trở của Hiệp hội nước mắm truyền thống

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Sản

Việc thành lập ban dựa trên thực tế sau sự cố truyền thông về thạch tín (asen) trong nước mắm truyền thống, đại diện các doanh nghiệp, các Hội nước mắm truyền thống tại các địa phương đã thống nhất có đơn xin thành lập Ban vận động thành lập hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam (Ban vận động NMTT).  

Ngày 31/7/2017, Ban đã gửi hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội Nước mắm Truyền thống Việt Nam (Hiệp hội NMTT) đến Bộ Nội vụ.

Từ chối

Sau khi không nhận được trả lời của Bộ Nội vụ, Ban tìm hiểu và được biết, ngày 15/8/2017, Bộ Y tế đã thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam (BVĐHH NMVN). Trong thành phần bannày,có 6 doanh nghiệp thuộc tập đoàn masan và một số cựu công chức của Cục An toàn Thực phẩm, không có thành viên nào là các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.

Qua kênh thông tin từ các Bộ, chúng tôi được biết Bộ Nội vụ đã gửi hồ sơ của BVĐHH NMVN (Bộ Y tế thành lập) để xin kiến các Bộ ngành,mà không xử lý hồ sơ của Ban vận động NMTT do Bộ NN&PTNT thành lập. 

Chúng tôi tự hỏi không biết có điều gì uẩn khúc ở đây, bởi hồ sơ xin thành lập BVĐNMVN gửi đến Bộ Nội vụ sớm nhất cũng phải sau 20/8/2017, tức là sau thời điểm Ban vận động NMTTđã gửi hồ sơ đề nghị được thành lập HH NM TTVN (31/7/2017) ?.

Từ đó đến tháng 4/2018, Ban vận động NMTT đã hai lần gửi văn bản (tháng 9 và 11/2017) đến Bộ Nội vụ,đề nghị trả lời về việc cho phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam(HH NM TTVN). Nhưng không nhận được văn bản trả lời. 

Sau đó Ban vận động NMTT nhận được thư mời dự cuộc họp ngày 2/2/2018 do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chủ trì. Tại cuộc họpnày,đại diện Ban vận động NMTTđã nêu rõ sự cần thiết phải bảo vệ hơn 2000 doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất nước mắm truyền thống,bằng việc cho phép thành lập HH NM TTVN.Thứ trưởng Tuấn không kết luận chính thức,nhưngđã đề nghị hai Ban vận động ngồi lại để thống nhất thành lập mộtHội. 

Tiếp theo, Ban vận động NMTTnhận được công văn số 1714/ BNV- TCPCP của Bộ Nội vụ đề ngày 23/4/2018, trả lại hồ sơ với lý do cùng lúc nhận được hai hồ sơ xin thành lập HH NMTTVN và HH NM VN. Văn bản này nêu: “trong cùng thời điểm đã có hai đề nghị thành lập hiệp hội với tên gọi gần giống nhau, trùng lặp về lĩnh vực hoạt động chính, có cùng phạm vi hoạt động cả nước. Do đó Bộ Nội vụ chưa có đủ cơ sở xem xét, giải quyết về đề nghị thành lập 02 hiệp hội này theo quy định của pháp luật”. 

Văn bản này cũng khẳng định đã có hướng dẫn 02 Ban vận động về “trao đổi, thảo luận, thống nhất đề xuất việc thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp về nước mắm phù hợp với quy định của pháp luật để gửi Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hiệp hội và Bộ Nội vụ …. Đến nay đã hơn hai tháng, Bộ Nội vụ chưa nhận được ý kiến bằng văn bản về việc này. Vì vậy Bộ Nội vụ xin gửi trả hồ sơ về đề nghị thành lập Hiệp hội”.

Thực hiện ý kiến này, Ban vận động NMTT đã mời BVĐNMVN (của Bộ Y tế)họp ngày vào ngày 10/5/2018để trao đổi việc thành lập một Hiệp hội Nước mắm,và đề nghị giữ tên hội là HHNM TTVN. 

Lý do giữ tên Hội nhưvậy là để giữ gìn truyền thống lâu đời của Nước mắm Việt Nam.Và xuất phát từ thực tế,nguồn nguyên liệu để sản xuất nước mắm công nghiệp là nước mắm thấp đạm, lấy từ các nhà thùng sản xuất nước mắm truyền thông. Không thể có nước mắm pha chế công nghiệp nếu không có nguồn nước mắm thấp đạm (nước 2,nước 3) của nước mắm truyền thống.Không có nguồn nguyên liệu này của nước mắm truyền thống, nước mắm pha chế công nghiệp chỉ là một hỗn hợp nướcpha muối và phụ gia thực phẩm,bao gồm chất tạo màu, vị và mùi. 

Một Hiệp hội mang tên NMTT Việt Nam sẽ là sân chơi phù hợp kế thừa lịch sử (nước mắm truyền thống cao đạm),kết hợp hiện đại (nước mắm pha chế  công nghiệp).Tạo điều kiện phát triển cho tất cả, và còn góp phần giữ gìn,phát triển một sản phẩm truyền trống,“quốc hồn, quốc túy” của Việt Nam, góp phần tạo sinh kế cho ngư dân - những người mưu sinh dựa vàobiển và góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.  

Lý do khác giữ tên HH NM TTVNlà để tạo nên sự khác biệt với nước mắm của Thái Lan và một số nước khác chỉ sản xuất nước mắm công nghiệp. Rất tiếc, cuộc họp ngày 10/5/2018 đã không mang lại kết quả. Đại diện của Ban vận động HH NMVN không đồng ý tên Hội chung là HH NM TTVN. 

Bộ Nội vụ “nhầm lẫn đáng tiếc”

Ngày 16/5/2018, Ban vận động NMTT đã có văn bản hỏi ý kiến Bộ Tư pháp về thẩm quyền quyết định thành lập Hiệp hội ngành nghề nước mắm. Ngày 24/5/2018, Bộ Tư pháp trả lời (công văn số 1791/BTP-PLHSHC), khẳng định Bộ NN&PTNT là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội về ngành nghề nước mắm. (Trước đó, tại văn bản 8906/BNN-TCCB ngày 23/10/2017 gửi Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT cũng đã khẳng định thẩm quyền của Bộ trong việc quyết định thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam).

Ngày 14/5/2018 Ban vận động NMTT đã gửi tiếp báo cáo kết quả cuộc họp “hợp nhất” ngày 10/5/2018, và một lần nữa đề nghị Bộ Nội vụ cho phép thành lập HHNM TTVN. Tới Ngày 28/5/2018, Ban vận động NMTT tiếp tục gửi công văn đề nghị Bộ Nội vụ cho thành lập HH NM TTVN. Tại văn bản trả lời số 3838/BNV-TCPCP ngày 13/8/ 2018, Bộ Nội vụ dẫn lại công văn 1714/BNV-TCPCP ngày 13/4/2018 về trả hồ sơ thành lập HH NM TTVN.

Như vậy, căn cứ văn bản trả lời của Bộ Tư pháp và của Bộ NN&PTNT, thì Ban vận động HH NM TTVN thành lập đúng quy định pháp luật. Và rất rõ ràng là việc công nhận Ban vận động thành lập HHNMVN của Bộ Y tế là không đúng quy định của pháp luật. 

"Ban vận động NMTT cho rằng, nhận định của Bộ Nội vụ “có hai đề nghị thành lập hiệp hội với tên gọi gần giống nhau, trùng lặp về lĩnh vực hoạt động chính, có cùng phạm vi hoạt động cả nước”tại công văn 1714/BNV-TCPCP ngày 23/4/2018 là một sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Trong một diễn biến khác, sau sự cố thạch tín (asen), căn cứ đề nghị của Câu lạc Bộ Nước mắm Truyền thống (do VASEP thành lập), Thủ tướng đã chuyển việc soạn Qui chuẩn nước mắm từ Bộ Y tế sang Bộ NN&PTNT. Ngày 23/2/2017, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã thành lập Ban biên soạn Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm nước mắm.

Theo quyết định này, thành phần của Ban này không có đại diện Massan và việc biên soạn đã đi được 2/3 chặng đường. Tới ngày 6/02/2018, Cục này ban hành Quyết định kiện toàn, bổ sung đại diện của Massan vào thành phần Ban biên soạn, theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh. 

Ngay sau khi được bổ sung vào thành phần Ban Biên soạn, đại diện của Massan đã kiên quyết đòi thay thế cụm từ “nước mắm truyền thống” bằng “nước mắm nguyên chất”, và giữ cụm từ “nước mắm” để chỉ nước mắm pha chế công nghiệp. Đây là nỗ lực đánh tráo khái niệm nhằm gây nhầm lẫn trên thị trường để lôi kéo người tiêu dùng.

Đại diện cho hơn 2000 nhà sản xuất nước mắm truyền thống Việt Nam, với quy mô vừa và nhỏ, là nơi gìn giữ sản phẩm truyền thống có bề dày lịch sử hàng trăm năm, gắn bó mật thiết với bao thế hệ người Việt Nam, nơi tạo việc làm và giải quyết đầu ra cho hàng triệu ngư dân ven biển làm nghề cá, chúng tôi tha thiết đề nghị Phó Thủ tướng và cơ quan Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ cho phép thành lập HHNM TTVN để phối hợp các nỗ lực bảo vệ, gìn giữ và phát triển sản phẩm nước mắm truyền thống do cha ông truyền lại, trước sức mạnh toàn cầu hóa và công nghiệp hóa hiện nay.

Từ kinh nghiệm một số nước trong bảo vệ sản phẩm và văn hóa truyền thống, chúng tôi cũng đề nghị Chính phủ, giao Bộ Nội vụ trách nhiệm bảo vệ các ngành nghề truyền thống, thể hiện trong việc quy định về tỷ lệ đại diện của ngành nghề tham gia vào cơ cấu Ban lãnh đạo của các Hội, Hiệp hội ngành nghề/nghề nghiệp như một cách bảo vệ truyền thống trước sự thay đổi của thị trường cũng như của xu thế công nghiệp hóa, tự động hóa và 4.0.

TS Nguyễn Thị Hồng Minh
 
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản, Chủ tịch Hiệp hội minh bạch thực phẩm)

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…