Phát động ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022

Lễ phát động Ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm nay do Bộ Công thương phối hợp với UBND TP.Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An và Bình Dương tổ chức với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022 có chủ đề: “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”
Ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022 có chủ đề: “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”

Sự kiện diễn ra vào sáng 11/3 tại Quảng trường Khu đô thị Royal City (Hà Nội) với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, UBND TP.Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Bình Dương, cũng như đại diện của Sở Công thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, một số doanh nghiệp tiêu biểu…

Dịp này, đại diện một số các doanh nghiệp như: Masan, Tập đoàn TH, Shopee, Mastertran… sẽ cùng tham gia ký cam kết “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

Ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg công nhận ngày 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Năm 2022, với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”, Bộ Công Thương kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng với các hoạt động liên quan; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đồng thời bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng, đặc biệt là quyền được an toàn trong thời kỳ bình thường mới.

Các hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam được khuyến khích tổ chức và thực hiện trong cả năm 2022, trong đó tập trung vào tháng của Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam 15/3 và các khoảng thời gian cao điểm về kinh doanh và tiêu dùng như: Tết dương lịch, Tết âm lịch, các đợt cao điểm mua sắm trên thị trường.

Bộ Công thương cũng nhấn mạnh: Trong các ngày, đợt mua sắm cao điểm, cùng với việc tập trung vào các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng; chủ động biến trách nhiệm đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu, nguyện vọng của người tiêu dùng thành động lực phát triển, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các cơ quan nhà nước tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường, đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Các tổ chức xã hội cần phát huy rõ nét vai trò đại diện và là cầu nối giữa người tiêu dùng với các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...