Phát triển Cam Lâm thành đô thị sân bay tầm quốc tế

Dự báo đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa có quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 320 nghìn người...

Phát triển Cam Lâm thành đô thị sân bay tầm quốc tế
Phát triển Cam Lâm thành đô thị sân bay tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045.

Khu vực quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 54.719,4ha, không bao gồm diện tích đầm Thuỷ Triều.

Theo tính chất, đô thị mới Cam Lâm là đô thị sân bay tầm quốc tế, phát triển theo mô hình đô thị thông minh, sáng tạo mang tầm quốc gia và tương tác tiệm cận quốc tế.

Đây cũng là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển tầm khu vực; tập trung phát triển các lĩnh vực tài chính và thương mại - dịch vụ, giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu chế tạo ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, Cam Lâm cũng có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển nền kinh tế số của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung.

Theo quy hoạch khu đô thị mới cũng là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cấp quốc gia, hạt nhân phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Là đô thị phát triển bền vững tiền đề phát triển công nghệ xanh - sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Được biết, mục tiêu phát triển nhằm xây dựng và phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hoà và vùng Nam Trung Bộ, góp phần sớm đưa Khánh Hoà lên thành phố trực thuộc trung ương.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 320 nghìn người; trong đó dân số đô thị khoảng 224 nghìn người, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 70%. Quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 770 nghìn người; trong đó dân số đô thị khoảng 639,7 nghìn người, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 83%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...