Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vụ "bốc hơi" 245 tỷ đồng tại Eximbank

Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết, trả lời cho bà Chu Thị Bình trong vụ "bốc hơi" 245 tỷ
Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vụ "bốc hơi" 245 tỷ đồng tại Eximbank

Công văn số 3163/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ cho biết đã nhận được đơn gửi Thủ tướng phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc xử lý vụ án và tiền gửi tiết kiệm của bà Chu Thị Bình tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh TPHCM.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật và trả lời cho bà Chu Thị Bình.

Trước năm 2007, bà Chu Thị Bình đã giao dịch gửi tiết kiệm tại Eximbank, chi nhánh TP.HCM và được chăm sóc theo chế độ khách hàng VIP, do ông Lê Nguyên Hưng, Phó giám đốc Eximbank TP.HCM trực tiếp thực hiện, theo dõi, liên hệ khách hàng cũng như phê duyệt trên chứng từ giấy và trên hệ thống core banking của Eximbank thực hiện đến đầu tháng 2/2017.

Lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, ông Hưng đã chỉ đạo lập chứng từ giả để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán. Bằng thủ đoạn này, ông Hưng chiếm đoạt số tiền lên tới 245 tỷ đồng của bà Bình

Hiện, đã có thêm 5 nhân viên ngân hàng Emximbank TP.HCM được xác định liên quan đến vụ mất 245 tỉ đồng của khách hàng Chu Thị Bình. Trong đó, hai nhân viên đã bị ngân hàng cho thôi việc.

Sau khi Bộ Công an khám xét ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM trên đường Đồng Khởi, Q.1 và bắt tạm giam hai cán bộ tại chi nhánh này là bà Hồ Ngọc Thủy và bà Nguyễn Thị Thi, hôm nay (27/3), có thêm ba nhân viên ngân hàng này vướng vòng lao lý, vì có liên quan đến vụ thất thoát 245 tỉ đồng tiền tiết kiệm của khách hàng Chu Thị Bình.

Công an khám xét nơi làm việc và dẫn giải hai nhân viên khách hàng của Eximbank TP.HCM (đường Đồng Khởi, Quận 1) vào trưa 26/3.

Theo đó, ba nhân viên ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM gồm: bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Nguyễn Xuân Lan và Cao Lan Phương, bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp".

Với sự cố khách hàng Chu Thị Bình bị mất 245 tỉ đồng gửi tại Eximbank chi nhánh TP.HCM, phía Eximbank cho rằng các nhân viên đã có sai sót về mặt kỹ thuật, xác nhận giấy ủy quyền khi không có mặt của bà Chu Thị Bình.

Trong đó, hai nhân viên bị bắt tạm giam là bà Hồ Ngọc Thủy và bà Nguyễn Thị Thi đã bị yêu cầu, và nhận chỉ thị từ cấp trên là ông Lê Nguyễn Hưng để rút tiền có chữ ký của bà Chu Thị Bình mà không có sự hiện diện của bà này.

Việc ký xác nhận trên giấy giả mạo do ông Lê Nguyễn Hưng đưa đã giúp sức cho ông này thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng Eximbank, gây thất thoát hàng trăm tỉ đồng.

"Đây là cái giá phải trả cho sự sơ suất mà vướng vào vòng lao lý không đáng có" - ông Ngô Thanh Tùng, thành viên HĐQT Eximbank nói về các nhân viên ngân hàng vừa bị bắt.

Như vậy, tính đến thời điểm này, cùng với ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó giám đốc ngân hàng Eximbank chi nhánh TP HCM – người đã bị khởi tố, truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiện đã trốn ra nước ngoài), tổng số người của Eximbank liên quan trực tiếp đến vụ án thất thoát 245 tỷ đồng của khách hàng Chu Thị Bình nâng lên con số 6.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...