Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát các trạm BOT để giảm phí

Chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục rà soát các trạm BOT đã quyết toán để giảm giá phí dịch vụ đường bộ.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát các trạm BOT để giảm phí

Sáng nay 29/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết công tác phối hợp điều hành giá của các bộ nhịp nhàng, mang lại kết quả tích cực trong 4 tháng đầu năm, giúp chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) tăng đúng theo kịch bản mà Ban chỉ đạo đã đưa ra từ đầu năm.

Tuy nhiên, trong gần 2 tháng qua kể từ khi cuộc họp quý I/2018 của Ban chỉ đạo, tình hình giá cả tăng như giá dầu, giá thịt lợn (do hộ chăn nuôi không tái đàn vì thời gian dài thua lỗ trước đó), giá lương thực (do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng), giá gas,... cùng với các diễn biến phức tạp của thị trường thế giới đã "tạo áp lực hơn trước rất nhiều đối với nhiệm vụ điều hành giá cả".

"Các yếu tố tác động tới mặt bằng giá gần đây cũng được các Bộ dự báo từ đầu năm. Cần bình tĩnh để xử lý, bảo đảm đúng chỉ tiêu pháp lệnh CPI cả năm 2018 tăng dưới 4%"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tập trung tìm giải pháp điều hành, ứng phó với các biến động từ bên ngoài tới giá cả trong nước.

Đáng chú ý, tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết các trạm BOT đã cơ bản hoàn thành điều chỉnh giá, phí đường bộ theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ là "ưu tiên giảm phí hơn giảm thời gian thu phí", giá dịch vụ cảng biển, hàng không cơ bản ổn định và sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời Bộ GTVT khuyến khích kết nối các loại hình vận tải để tránh sức ép sang đường bộ.

Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ triển khai thu phí không dừng tại 2 làn hai chiều và 1 làn hỗn hợp ở 78 trạm BOT vào cuối năm 2018 và tới hết năm 2019 sẽ đưa tất cả các làn thành thu phí không dừng, bảo đảm giảm chi phí nhân công của các BOT.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) mặt bằng giá trong 5 tháng đầu năm diễn biến theo hướng tăng tương đối cao vào 2 tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng trở lại trong 2 tháng tiếp theo. Bình quân 5 tháng, CPI tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước. Các nhân tố gây tăng giá trong tháng 4, 5 đều xuất phát từ thị trường, không có yếu tố xuất phát từ công tác điều hành của Chính phủ.

Từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính cũng dự báo các yếu tố khác gây sức ép lên CPI như rủi ro bão lũ, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý như dịch vụ y tế, giáo dục, điều chỉnh tiền lương cơ sở từ ngày 1/7/2018, điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu (thêm 1.000 đồng/lít), việc xem xét điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân có thể phát sinh khi các yếu tố đầu vào tăng.

Tuy nhiên, các yếu tố làm giảm áp lực mặt bằng giá là nhu cầu thực phẩm tươi sống dự báo ổn định và giảm vào mùa hè, giá rau xanh ở mức thấp do thời tiết thuận lợi, giá thuốc chữa bệnh tiếp tục giảm từ 10- 15% theo kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung quốc gia, giá một số dịch vụ khám chữa bệnh nhờ các quy định mới khi thay thế Thông tư liên tịch số 37 trong tháng 5-2018, giá cước kết nối các mạng di dộng giảm 20%, lạm phát cơ bản, tỷ giá, lãi suất được điều hành ổn định... Từ các nhận định trên, Bộ Tài chính dự báo các phương án điều hành giá từ nay tới cuối năm 2018, bảo đảm thực hiện thành công chỉ tiêu lạm phát tăng dưới 4% của Quốc hội.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thì cho biết Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN triệt để tiết kiệm chi phí sản xuất để giữ giá bán lẻ điện bình quân hiện nay, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong sử dụng hiệu quả, hài hoà Quỹ bình ổn xăng dầu.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ giữ ổn định mức giá đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, tiếp tục rà soát để đẩy nhanh giảm giá đối với các mặt hàng có khả năng giảm (thuốc chữa bệnh, vật tư y tế); tiếp tục rà soát các trạm BOT đã quyết toán để giảm giá phí dịch vụ đường bộ. 

Đối với các mặt hàng đã thực hiện cơ chế giá theo cơ chế, thị trường, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước hài hoà, sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn với liều lượng thích hợp, tạo dư địa thuận lợi cho kiểm soát mặt bằng giá cả năm.

Bộ NN và PTNT và các bộ liên quan định hướng giữ cơ cấu gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo chất lượng cao (80%), còn lại là gạo thường (không quá 20%). Đối với mặt hàng thịt lợn hơi, Bộ NN và PTNT tích cực đàm phán với phía Trung Quốc mở cửa thị trường chính ngạch với mặt hàng trái cây của Việt Nam.

Bộ Y tế tiếp tục đấu thầu thuốc tập trung, đấu thầu vật tư y tế, khẩn trương ban hành Thông tư thay thế Thông tư 37 để thi hành vào ngày 15/7/2018 trong đó có 80 giá dịch vụ y tế giảm giá có tác động rất lớn tới giảm chi phí khám chữa bệnh của người dân, tác động tích cực tới Quỹ BHYT và kéo giảm CPI.

Phó Thủ tướng cũng quyết định các phương án về thời điểm kết cấu tiền lương trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh và tính chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế nhằm bảo đảm chỉ tiêu lạm phát và hỗ trợ cho chuyển đổi chi phí khám chữa bệnh theo cơ chế thị trường.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tăng cường quản lý, không để đầu cơ, thổi giá đất tại các đặc khu kinh tế và vùng ven đô, quản lý tốt giá cả một số vật liệu như cát, sỏi, xi măng.

Bộ Công Thương quán triệt chỉ đạo của Chính phủ không tăng giá điện trong năm 2018, chỉ đạo EVN phải tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh... 

Theo Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…