Phú Quốc đang bị... "băm nát"

Lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp, loạn phân lô bán nền, mua bán trái phép đất rừng, nhiều công trình dự án đã không tuân thủ qui hoạch, nhiều vùng biển đã bị bao chiếm trở thành “vùng cấm”... đảo N
Phú Quốc đang bị... "băm nát"

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Thái Đắc Liệt - nguyên Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Kiên Giang có nhiều tâm tư, day dứt khi nói về Phú Quốc. Ông cho biết, hiện tình hình đất đai trên đảo hết sức phức tạp. Việc phân lô bán nền, xây dựng trái phép đất không theo qui hoạch đang hết sức lo ngại.

“Qua theo dõi tôi thấy ở Phú Quốc việc quản lí, sử dụng đất đai phức tạp hơn các địa phương khác đang xây dựng cơ chế đặc khu là Vân Đồn và Bắc Vân Phong. Việc quản lí đất đai yếu kém dẫn đến sau này khi triển khai xây dựng theo qui hoạch, triển khai từng dự án rất khó khăn và muốn thực hiện được thì phải trả giá rất đắt. Ví dụ như tại Bãi Vòng đã bị băm nát hết rồi. Những dự án nhỏ, tự phát đã phá vỡ qui hoạch tổng thể”, ông Liệt nói.

Cũng theo ông Liệt, khu vực Bãi Sao đang rất phức tạp. Hiện tình trạng mua bán đất búa xua, rồi kiện cáo, tranh chấp diễn ra phức tạp. “Khi thời tôi còn làm việc đã thực hiện qui hoạch khu này rồi nhưng tại vì mình không tiến hành triển khai bồi thường giải tỏa, thực hiện dự án. Và vùng đất này trở thành nơi thâu tóm đất của các “đại gia” đến từ nhiều nơi khác nhau. Nhiều hộ kinh doanh cá thể xây dựng hàng quán theo kiểu mạnh ai nấy làm, chẳng theo một qui hoạch nào cả. Tiếc cho một vùng bãi biển tuyệt đẹp trên đảo đã bị băm nát”, ông Liệt nói thêm.

Ông Thái Đắc Liệt cho rằng Phú Quốc bị “băm nát” là do quản lý đất đai không gắn với qui hoạch, quá buông lỏng. Khi đã có qui hoạch tổng thể thì phải có các bước triển khai tuân thủ nghiêm theo qui hoạch. Còn qui hoạch theo từng cụm, từng vùng tỉnh phải chi tiền ra để thực hiện. Ví dụ như khu vực Bãi Vòng, 900 ha đất tại đây phải bỏ tiền ngân sách tỉnh ra để làm công tác qui hoạch. Sau khi qui hoạch tổng thể rồi thì nhà nước đứng ra tổ chức đấu giá theo từng khu chức năng, chúng ta thu được rất nhiều tiền cho ngân sách.

“Tôi thấy Bãi Trường là một vùng được qui hoạch khá bài bản. Tuy nhiên tại đây cũng có nhiều vấn đề phức tạp trong tranh chấp, bồi thường dẫn đến một số nhà đầu tư không triển khai được. Một số dự án đã được mua bán sang nhượng. Đáng chú ý, tại khu vực Bắc Bãi Trường chính quyền địa phương đã để cho nhà đầu tư xây dựng bít cả con đường xuống biển, trong khi qui hoạch hành lang biển là 100m tuyệt đối không được xây dựng. Mặt biển là của chung, của cộng đồng, của du khách, không phải của nhà đầu tư. Bây giờ nhà đầu tư nào cũng độc quyền mặt biển thì còn ai đi du lịch Phú Quốc”, ông Liệt nói.

Tại thị trấn Dương Đông, khu vực khách sạn Hương Biển, theo ông Liệt lẽ ra phải giải tỏa để tạo một không gian biển cho khu vực này vốn đã xây dựng quá dày đặc. Thế nhưng chính quyền lại tiếp tục cho nhà đầu tư xây dựng một khách sạn 5 sao nằm sát mé biển. “Việc này vô tình cướp đi một bãi tắm công cộng của người dân và du khách. Ở đây tôi thấy nó vừa sai về qui hoạch phát triển, vừa sai về kiến trúc và đụng đến vấn đề tâm linh khi công trình án ngữ giữa một bên là chùa chiền, một bên là Dinh Cậu”, ông Liệt nói.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang vừa có ý kiến kết luận đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quốc sau cuộc họp vào đầu tháng 5/2018. Theo đó, công tác quản lý, điều hành của chính quyền còn hạn chế. Quản lý qui hoạch, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, dân cư, đô thị, môi trường, phòng chống phá rừng còn nhiều yếu kém, thậm chí có lúc, có nơi có biểu hiện buông lỏng. Tội phạm, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, hình thành những băng nhóm tội phạm, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Tinh thần, trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số cán bộ chưa cao, còn gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

"Bãi Dài (xã Gành Dầu) là một trong 10 bãi biển đẹp trên thế giới tuy nhiên nơi đây cũng đã "kín cổng cao tường", nếu không ở trong khách sạn thì người dân khó có thể hưởng thụ được biển nơi đây. Tôi có cảm giác đôi khi chính quyền phải làm theo ý chí của nhà đầu tư".

Ông Thái Đắc Liệt

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…