Quý 1/2017, BIDV lãi 1.848 tỷ đồng, nợ xấu vượt hơn 16,2 nghìn tỷ

Kết thúc quý I, BIDV ghi nhận 1.848 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,99% cuối năm trước lên mức 2,14%, tương ứng 16.251 tỷ đồng.
Quý 1/2017, BIDV lãi 1.848 tỷ đồng, nợ xấu vượt hơn 16,2 nghìn tỷ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV – mã: BID) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2017.

Theo đó, tính đến ngày 31/3/2017, tổng tài sản của BIDV đạt 1,026 triệu tỷ đồng, tăng gần 2% so với thời điểm cuối năm trước.

Cho vay khách hàng đạt 758 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%. Tiền gửi của khách hàng đạt 762 nghìn tỷ, tăng 5% trong 3 tháng đầu năm.

Về cơ cấu thu nhập, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong quý I đạt 6.805 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 574 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 122 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh là 103 tỷ đồng, đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Riêng mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 67 tỷ trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 43 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro đều tăng mạnh. Trong đó, chi phí hoạt động tăng 23% lên 3.261 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 18% lên 2.348 tỷ đồng.

Kết thúc quý I, BIDV ghi nhận 2.277 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Sau thuế, lợi nhuận còn 1.848 tỷ đồng. Như vậy trong quý đầu năm, BIDV đang tạm xếp sau Vietcombank và VietinBank.

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV tăng từ 1,99% cuối năm trước lên mức 2,14%. Tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng khoảng 1.822 tỷ đồng, từ mức 14.429 tỷ đồng lên 16.251 tỷ đồng.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ, lãnh đạo BIDV cho biết, BIDV cũng dự tính tăng vốn điều lệ thêm 4.445 tỷ đồng trong năm nay, từ 34.187 tỷ đồng hiện tại lên 38.632 tỷ đồng. Phương thức tăng vốn dự kiến sẽ tiến hành qua 3 đợt bao gồm phát hành cổ phiếu trả cổ tức 2016 khoảng 2.393 tỷ đồng; phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư 1.026 tỷ và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) 1.026 tỷ đồng./.

>> Cổ đông thích cổ tức tiền mặt, BIDV “méo mặt” lo tăng vốn khủng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...