Quy hoạch điện VIII bị thúc khẩn trương hoàn thiện vì “lỡ hẹn” quá lâu

Tập trung cao độ, khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch điện VIII với chất lượng tốt nhất, chặt chẽ, khoa học, đảm bảo đủ điện cho phát triển đất nước.
Quy hoạch điện VIII bị thúc khẩn trương hoàn thiện vì “lỡ hẹn” quá lâu

Trong công thư gửi tới Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vào ngày 18/3/2021 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc tới việc Quy hoạch Điện lực quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) là quy hoạch hết sức quan trọng, đúng ra phải hoàn thành, trình Thủ tướng vào tháng 10/2020 nhưng đã bị chậm.

Chính phủ sau đó cũng có Nghị quyết giao Bộ Công thương trình trong tháng 1/2021. Việc này trong Thường trực Chính phủ cũng đã giao cho Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trong thời gian qua. 

Tuy nhiên cho tới nay, Quy hoạch Điện VIII còn chưa hoàn thiện, khó kịp ban hành trong nhiệm kỳ này của Chính phủ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành.

Theo lộ trình, các góp ý cho Dự thảo Đề án Quy hoạch Điện VIII được kết thúc trước ngày 17/3/2021.

Được biết, vào ngày 18/3/2021 vừa qua, Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII cũng đã có phiên họp lần thứ 2 với sự tham gia của các thành viên Hội đồng, các chuyên gia phản biện cùng đại diện Hiệp hội Năng lượng, Hiệp hội Điện lực Việt Nam.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều công thư gửi tới các thành viên của Chính phủ mà gần đây nhất là ngày 15/4/2020, ngày 3/6/2020. 

Trước thực tế này, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, tập trung cao độ, khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII với chất lượng tốt nhất, chặt chẽ, khoa học và hiệu quả, đảm bảo đủ điện cho phát triển đất nước.

Phải tuân thủ đúng Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặc biệt là các mục tiêu phát triển.

Công thư của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Quy hoạch Điện VIII phải có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn về cơ cấu nguồn và truyền tải để đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững.

Quy hoạch phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, chống tiêu cực, chạy chọt, xin-cho và Bộ trưởng Bộ Công thương chịu trách nhiệm toàn diện.

Thủ tướng cũng giao cho Văn phòng Chính phủ có văn bản giao nhiệm vụ, cụ thể hoá các vấn đề nêu trên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...