Thanh tra Chính phủ công bố hàng loạt sai phạm tại dự án nhiệt điện Thái Bình 2

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ việc thẩm định quyết định phê duyệt Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều sai phạm trong quá trình thẩm định, phê duyệt, khiến dự án bị đội vốn hơn 10.700 tỷ lên thành gần 41.700 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ công bố hàng loạt sai phạm tại dự án nhiệt điện Thái Bình 2

Ngày 6/8, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và khu "đất vàng" tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Kết luận thanh tra nêu rõ việc thẩm định quyết định phê duyệt Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều sai phạm.

Với nhiều sai phạm được nêu ra, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Uỷ ban kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được Hội đồng thẩm định của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) thẩm định có tổng mức đầu tư 31.505,4 tỷ đồng tại thời điểm quý 2/2010, trong đó vốn chủ sở hữu là 30%. Trước ngày 01/8/2010, dự án được chia làm 2 dự án, là công trình quan trọng quốc gia. Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đầu tư thuộc Thủ tướng.

Tuy nhiên, dự án chưa được Quốc hội thông qua, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) căn cứ trên công văn do Phó Thủ tướng ký và hồ sơ thẩm định dự án của PVN để phê duyệt là không đúng quy định theo Luật Xây dựng năm 2003.

Trong quá trình đầu tư dự án, PVN có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án lần 1 với tổng mức đầu tư từ 31.505,4 tỷ đồng thành 34.295,1 tỷ đồng và quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lần 2 là 41.799,1 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện trình tự thủ tục điều chỉnh dự án lần 1, PVN chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhưng đã tự thẩm định và quyết định điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư 34.295,1 tỷ đồng là không đúng quy định. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư lần 2 lên 41.799,1 tỷ đồng cũng sai quy định.

Việc chỉ định gói thầu EPC cũng vướng nhiều vi phạm: Chưa xác được các điều kiện chỉ định theo quy định nhưng đã đề xuất chỉ định thầu; nhà thầu Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) chưa có năng lực và chưa từng làm tổng thầu xây dựng các dự án lớn tương tự; hồ sơ năng lực của PVC chưa đáp ứng yêu cầu nhưng vẫn được chỉ định làm.

Sau khi ký kết hợp đồng tổng thầu EPC, PVC không làm theo đúng cam kết. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dự án chậm tiến độ, phát sinh chi phí lãi vay giai đoạn năm 2016-2019 gần 82 triệu USD (hơn 1.800 tỷ đồng).

Về năng lực nhà thầu, đến thời điểm được chỉ định thầu, PVC chỉ thực hiện xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng, tuyến ống dẫn khí... và thi công một số hạng mục của một số nhà máy nhiệt điện... chưa làm Tổng thầu EPC các dự án lớn tương tự như Dự án Thái Bình 2, hồ sơ năng lực của PVC chưa đáp ứng hồ sơ yêu cầu để thực hiện gói thầu EPC, nhưng PVN vẫn chỉ định PVC làm tổng thầu EPC.

Sau khi ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC, PVC đã thực hiện không đúng cam kết là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Dự án chậm tiến độ, phát sinh tăng chi phí, trong đó có chi phí trả lãi tiền vay từ năm 2016 đến 2019 là 81,867 triệu USD.

Việc bổ sung Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh sách các dự án nguồn điện cấp bách để được hưởng chính sách đặc thù cũng sai quy định. Với sai phạm này, trách nhiệm thuộc về PVN và Bộ Công Thương... khi đã tham mưu, chỉ đạo không đúng thẩm quyền và không đúng quyết định của Thủ tướng.

Việc PVN điều chỉnh gói thầu EPC tăng trên 5.400 tỷ đồng không tuân thủ theo hợp đồng đã ký, không đúng quy định của Thủ tướng. Trách nhiệm này thuộc về PVN, Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham mưu, đề xuất, chỉ đạo và điều chỉnh giá hợp đồng EPC dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Không cần tất bật đưa đón con đi học trong cảnh tắc đường, bụi bặm, thậm chí các con có thể tự tới trường chỉ sau vài phút đi bộ là điều khiến những khách hàng có nhu cầu ở thực “chấm” ngay dự án căn hộ Hanoi Melody Residences tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội)…