Quý I/2017, ACB đạt 595 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế

Đây là một trong những thông tin mà ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ngân hàng ACB công bố tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 diễn ra vào sáng nay tại TP.HCM.
Quý I/2017, ACB đạt 595 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế

Trước câu hỏi của cổ đông về kết quả lợi nhuận quý I/2017 và kế hoạch trích lập dự phòng năm 2017?

Ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc ngân hàng ACB cho biết lợi nhuận trước thuế quý I của tập đoàn là 595 tỷ đồng. Ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng theo pháp luật, đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. ACB sẽ tiếp tục trích lập của nhóm G6 và nợ nhớm 3, 4, 5 theo quy định.

Liên quan khoản nợ xấu nhóm 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên, phía ngân hàng cho biết, đến hôm nay nợ xấu sau trích lập dự phòng là 1.500 tỷ đồng. Năm 2016, ACB thu nợ được 3.000 tỷ và trích lập 1.115 tỷ đồng. Theo lộ trình năm nay, ACB tích cực thu nợ chưa trích lập dự phòng, đối với nợ đã trích lập ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi.

Theo kế hoạch hoạt động kinh doanh của năm 2017, trên cơ sở dự báo môi trường kinh doanh, ngân hàng ACB đặt ra mục tiêu tổng tài sản tăng 16%; tín dụng tăng trưởng đến mức NHNN phân bổ là 16%; vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tăng 16%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn ở mức 2.205 tỷ đồng.

Nhìn vào báo cáo về kế hoạch kinh doanh năm 2017 nhiều người sẽ thắc mắc tại sao tín dụng và huy động năm nay lại đặt mục tiêu thấp hơn kết quả tăng trưởng đã đạt trong năm 2016 mà mục tiêu lợi nhuận năm 2017 lại cao hơn năm qua? Liệu ngân hàng có làm được không?

"ACB đã tính toán chắc trước yếu tố an toàn trước rồi và tin rằng ngân hàng sẽ đạt được trong năm 2017", ông Nguyễn Văn Dũng - Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM phát biểu tại Đại hội.

Cũng theo ông Dũng, ACB trong quy mô hiện nay có tỷ lệ cho vay chiếm khoảng 80% vốn huy động thì mức tăng trưởng tín dụng 16% của ACB sẽ đạt con số tuyệt đối khá lớn. ACB cũng có thể xin NHNN điều chỉnh nới rộng chỉ tiêu tăng trưởng này tùy theo tình hình thực tế.

Theo Kim Tiền/Trí thức trẻ 

>> Lại đón “bão” tăng vốn ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...