Quý I/2018, NamABank lãi đột biến gấp 15 lần cùng kỳ, "giấu nhẹm" thông tin nợ xấu

Kết thúc quý 1, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng NamABank đạt 121 tỷ đồng, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong kỳ này ngân hàng đã không ghi nhận chi phí trích lập dự phòng rủi r
Quý I/2018, NamABank lãi đột biến gấp 15 lần cùng kỳ, "giấu nhẹm" thông tin nợ xấu

Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018 chỉ với vỏn vẹn 5 trang báo cáo, thay vì công bố chi tiết thuyết minh báo cáo (?!).

Theo báo cáo tài chính bị "cắt cúp" này, thu nhập lãi thuần trong kỳ của NamABank đạt 335 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 11 tỷ đồng, cũng tăng gấp 3,7 lần cùng kỳ. Còn hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đem về thu nhập lãi thuần gấp 2,7 lần cùng kỳ, đạt 35 tỷ đồng. Song quý 1, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng mạnh 42% lên mức 240 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủi ro là hơn 151,9 tỷ đồng. Song NamABank không ghi nhận số chi phí trích dự phòng rủi ro quý 1 nên lợi nhuận trước thuế được giữ nguyên vẹn 151,9 tỷ đồng và lãi sau thuế 121 tỷ đồng, gấp 15 lần so với số 8 tỷ đồng lãi ròng của quý 1 năm trước. 

Đến hết quý 1, báo cáo của NamAbank ghi nhận lợi nhuận luỹ kế chưa phân phối còn hơn 524 tỷ đồng. 

Tính đến ngày 31/3/2018, tổng tài sản của NamABank đạt 56.236 tỷ đồng, tăng 3,3% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi của khách hàng tăng 3% đạt 41.187 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,3% đạt gần 36.657 tỷ đồng. Các khoản chứng khoán đầu tư tăng gần 3% đạt 10.477 tỷ đồng.  Mặc dù tín dụng tăng thêm 1.100 tỷ đồng nhưng số dư trích lập dự phòng rủi ro cho vay không hề "nhúc nhích" so với đầu năm, giữ nguyên mức 843 tỷ đồng.  

Hơn nữa, do NamAbank "giấu nhẹm" các phần thuyết minh chi tiết của BCTC hợp nhất quý 1/2018 nên chưa rõ tình hình chất lượng tín dụng, nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng có thực hiện đúng quy định hay không? Trong các kỳ công bố báo cáo tài chính hàng năm, nhà băng này cũng hạn chế công bố chi tiết các bản báo cáo, khiến cho cổ đông, nhà đầu tư hoài nghi về tình hình kinh doanh, tài chính kém minh bạch thông tin của NamABank. 

Năm 2018, Nam A Bank mục tiêu tăng tổng tài sản 21% so với 2017 lên 66.000 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 31% lên 55.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế tăng 16% lên 43.000 tỷ đồng. Nợ xấu dưới 3% và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng.

Mới đây, ĐHCĐ thường niên 2018 của NamABank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, từ mức 3.021 tỷ đồng hiện nay.

Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn thêm 1.978 tỷ đồng bằng hai phương án.Thứ nhất là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 11%, tổng số tiền tăng vốn là 332 tỷ đồng.

Thứ hai là phát hành cổ phiếu phổ thông với lượng chào bán là hơn 164,6 triệu cổ phần với giá không thấp hơn mệnh giá, dự kiến thu về 1.646 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là cổ đông hiện hữu (dự kiến 906 tỷ đồng) ; cán bộ nhân viên ngân hàng (dự kiến hơn 45 tỷ đồng) và phát hành ra bên ngoài (khoảng 695 tỷ đồng).

Nguồn vốn tăng thêm sẽ được dùng để đầu tư vào các đơn vị kinh doanh; cải tiến và nâng cao thương hiệu Nam A Bank; đầu tư mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới trang thiết bị kỹ thuật, phát triển sản phẩm tín dụng...

ĐHCĐ thường niên 2018 cũng thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Theo ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT, kế hoạch niêm yết đã được thông qua từ năm 2015 song do giai đoạn 2015 - 2017, thị trường nói chung diễn biến chưa thuận lợi và sự quan tâm đến cổ phiếu Nam A Bank còn chưa đủ để ngân hàng quyết định niêm yết ở thời điểm đó.

Song thị trường chứng khoán năm 2018 thuận lợi hơn nên ngân hàng sẽ triển khai niêm yết cổ phiếu và ĐHCĐ đã giao cho HĐQT lựa chọn thời điểm thích hợp để lên sàn.

Về nhân sự,  ông Trần Ngọc Tâm chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận trở thành Tổng Giám đốc của Nam A Bank theo quyết định số 2938/NHNN-TTGSNH ngày 27/04/2018.

Trong một diễn biến khác, bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng giám đốc NamABank được bầu vào được bầu vào HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

 >> NamABank họp ĐHCĐ bất thường để miễn nhiệm thành viên HĐQT

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...