Quý I/2019, thu nhập lãi thuần của LienVietPostBank đạt hơn 1.401 tỷ đồng, tăng 17%

Tại ĐHĐCĐ vừa được tổ chức của LienVietPostBank, đại diện ngân hàng đã có những cập nhật về kết quả kinh doanh quý I/2019 của ngân hàng với nhiều con số đáng chú ý.
Quý I/2019, thu nhập lãi thuần của LienVietPostBank đạt hơn 1.401 tỷ đồng, tăng 17%

Cụ thể, tổng tài sản tính đến ngày 31/3/2019, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã: LPB) đạt 181.901 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ; thu nhập lãi thuần trong quý I/2019 đạt hơn 1.401 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ.

Tại ngày 31/3/2019, cho vay khách hàng ngân hàng đạt gần 123.758 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; tiền gửi khách hàng đạt 125.843 tỷ đồng đi ngang so với quý I/2018. Tổng nợ xấu của LienVietPostBank  cuối quý I/2019 đạt 1.682 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ mức 1,41% hồi đầu năm xuống còn 1,36%.

Năm 2019, LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỷ đồng; tổng tài sản dự kiến đạt 190.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng lên 10.000 tỷ đồng; tỷ lệ chi trả cổ tức là 10%.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về cơ sở định hướng mục tiêu lợi nhuận năm 2019, lãnh đạo ngân hàng cho biết, mạng lưới mở từ những năm 2017, 2018 trong năm 2019 sẽ phát huy tác dụng. Theo đó, ngân hàng sẽ không phải đầu tư nâng cấp core banking, thẻ như năm 2018, năm nay chỉ hoàn thiện thêm nên giảm được phần chi phí này. Đồng thời, mở thêm sản phẩm đặc thù phù hợp với phòng giao dịch bưu điện, cho vay tiêu dùng ổn định.

Lợi nhuận kế hoạch 2019 dựa trên khung tăng trưởng tín dụng 14%, chi phí hoạt động 2019 sau khi tính toán mở mới phòng giao dịch. Chi phí tăng lên, ngân hàng sẽ tìm mọi cách để giảm xuống. Nếu được NHNN cho phép nới room tín dụng, ngân hàng sẽ đề ra kế hoạch vượt mức thêm.

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, đại hội cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2018 từ lợi nhuận sau thuế và cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ năm 2019 của ngân hàng lên gần 9.770 tỷ đồng. 

Ngoài ra, nhằm tăng tính minh bạch thông tin cũng như tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, thu hút nguồn vốn đầu tư, HĐQT LienVietPostBank đã trình cổ đông chấp thuận chuyển giao dịch cổ phiếu LPB từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại HoSE. Thời gian thực hiện và thủ tục niêm yết hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

Định hướng giai đoạn năm 2018 – 2020, LienVietPostBank dự kiến mở rộng mạng lưới và cho vay tiêu dùng. Chiến lược của LienVietPostBank là phát triển ngân hàng số không có chi nhánh. Thứ nhất, phải có con người hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng, do đó, mở rộng mạng lưới là cần thiết, sau đó khi đã tự động hóa sẽ giảm được nhân sự.

Điểm lại kết quả kinh doanh năm 2018, ông Phạm Doãn Sơn – Tổng giám đốc cho biết, ngân hàng đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra với lợi nhuận trước thuế đạt 1.213 tỷ đồng, vượt kế hoạch ban đầu (1.200 tỷ đồng); tổng tài sản đạt 175.095 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm. 

Đến thời điểm hiện tại, LienVietPostBank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ năm 2018, đưa vốn điều lệ từ gần 7.500 tỷ đồng lên hơn 8.881 tỷ đồng. 

Về cổ tức, 10 năm qua, LienVietPostBank đã chia cổ tức cho cổ đông gần 105% (trong đó trên 90% bằng tiền mặt) và quyết định mức chia cổ tức và cổ phiếu thưởng năm 2018 là 10%.

 >> LienVietPostBank rao bán quyền thu phí BOT cao tốc TP HCM - Trung Lương

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…