Quý I/2020, VPBank lãi trước thuế 2.911 tỷ đồng, tăng 63,3%

Mặc dù có bị ảnh hưởng ban đầu bởi dịch Covid-19 nhưng VPBank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý đầu năm với 2.911 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm trước.
Quý I/2020, VPBank lãi trước thuế 2.911 tỷ đồng, tăng 63,3%

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với kết quả kinh doanh khả quan, các chỉ số tài chính và tỷ lệ an toàn. Kết quả này cho thấy ngân hàng đang có một nền tảng vững chắc, sẵn sàng vượt qua những thách thức và ảnh hưởng của dịch Covid 19.

Cụ thể, trong quý I, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPbank đạt 9.906 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cũng kỳ năm trước. Các nguồn thu của ngân hàng tiếp tục được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu các tác động từ thị trường và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ hợp nhất đạt 695 tỷ đồng, tăng 33,4% so với một năm trước. Trong đó, thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng riêng lẻ tăng 49,4%.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập hoạt động.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 đạt 2.911 tỷ đồng, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng ngân hàng đạt 2.074 tỷ đồng và Công ty FE Credit đạt 917 tỷ đồng lợi nhuận.

Nhờ chất lượng tài sản được cải thiện tích cực, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu ở cả ngân hàng mẹ và FE Credit, nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank đã giảm từ 2,95% còn 2,59% dư nợ vào cuối quý 1/2020. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ giảm từ 2,18% xuống 2,15%. Nhờ đó, thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, của ngân hàng riêng lẻ tăng 111% và 90% đối với FE Credit, góp phần đưa thu nhập của hợp nhất tăng gấp đôi.

Trong 3 tháng đầu năm, VPBank đã trích lập 3.712 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước (khi loại trừ ảnh hưởng dự phòng đã trích cho dư nợ trái phiếu VAMC trong 2019). Riêng ngân hàng mẹ, chính sách thận trọng trong trích lập dự phòng được thể hiện rõ nét trong việc tăng chi phí dự phòng cho vay khách hàng lên tới 50% trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và an toàn của ngân hàng còn được củng cố bởi các chỉ tiêu an toàn được đảm bảo và thận trọng hơn mức yêu cầu của cơ quan quản lý. Cuối tháng 3/2020, tỷ lệ CAR theo Thông Tư 41 của ngân hàng đạt 11,1%, vượt 3% so với mức tối thiểu 8%.

Bên cạnh đó, an toàn thanh khoản luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của VPBank với các tỷ lệ đang được kiểm soát tốt, đặc biệt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ ở mức 28,7%, cách xa ngưỡng 40% của Ngân hàng Nhà nước. Mức đệm vốn và thanh khoản vững vàng cũng hỗ trợ cho VPBank sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi của thị trường.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các mục tiêu kinh doanh cả năm 2020 sẽ là thách thức không nhỏ với VPBank. Ngân hàng cho biết, đã chủ động triển khai áp dụng sớm những giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực của dịch bệnh (dự kiến sẽ có ảnh hưởng tiêu cực bắt đầu từ quý 2) và kết quả khả quan của quý I là nền tảng hỗ trợ VPBank tăng trưởng cũng như hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do bất ổn của nền kinh tế trong những tháng tiếp theo của năm nay.

Các phương án kinh doanh ứng với tình hình dịch Covid 19 cũng đã được HĐQT và Ban điều hành triển khai nhằm tạo thế chủ động của ngân hàng trước bất kỳ rủi ro xảy ra.

Do đó, mục tiêu tăng trưởng chất lượng có chọn lọc và kiểm soát tốt rủi ro đặt lên hàng đầu. VPBank đã chủ động tăng cường rà soát chính sách tín dụng nhằm kiểm soát chặt chẽ công tác giải ngân, siết chặt giải ngân đối với sản phẩm có rủi ro cao để hạ tỷ trọng cho vay tín chấp trên tổng danh mục cho vay so với cuối năm 2019.

Bên cạnh đó, VPBank cũng thực hiện các biện pháp giãn nợ, tái cấu trúc, giảm lãi suất từ 1%-3% tùy theo đối tượng khách hàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Tính đến giữa tháng 4/2020, VPBank đã cơ cấu lại hàng nghìn tỷ đồng dư nợ cho hơn 5.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp thêm hàng nghìn tỷ đồng vốn mới với lãi suất ưu đãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Cùng với đó, VPBank và FE Credit đã ủng hộ ngân sách 15 tỷ đồng; kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ nửa ngày lương để chung tay cùng nhà nước đẩy lùi dịch bệnh.

Đối với tất cả giao dịch, ngân hàng tặng lãi suất từ 0,2%/một năm cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến ở hầu hết các kỳ hạn và giảm 10 - 25% giá trị mua sắm trên nhiều trang thương mại điện tử. VPBank cũng đã triển khai “Học viện tiểu thương”, một chương trình giúp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi hình thức kinh doanh sang kênh online để phù hợp với yêu cầu của Chính phủ về giãn cách xã hội, duy trì được nguồn thu kinh doanh trong mùa dịch.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...