Sabeco bị đề nghị truy thu gần 2.500 tỷ đồng

Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa bị Thanh tra Chính phủ đề nghị truy thu gần 2.500 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt.
Sabeco bị đề nghị truy thu gần 2.500 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động thanh, kiểm tra, chống thất thu ngân sách Nhà nước với Cục thuế TP.HCM. Trong thông báo này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng Cục thuế, Cục thuế TP.HCM truy thu hơn 2.479 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Thanh tra Chính phủ khẳng định Cục thuế TP.HCM phải truy thu nộp bổ sung ngân sách Nhà nước số thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh tăng phát hiện qua thanh tra từ năm 2010 đến 2014 (do thay đổi giá tính thuế từ Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn sang CTCP Thương mại khu vực) của Sabeco là 2.479 tỷ đồng.
Trước đó, hồi đầu năm 2015, Sabeco cũng từng bị Kiểm toán Nhà nước truy thu Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013 là 408,8 tỷ đồng vì cho rằng doanh nghiệp này đã lách luật. 
Cơ sở của việc truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt với Sabeco, theo quy định của Bộ Tài chính, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại đó bán ra.
Trong khi đó, Sabeco đang kinh doanh bia theo mô hình nhiều cấp, công ty mẹ bán ra cho Công ty thương mại Sabeco (công ty mẹ nắm 90% cổ phần) nhưng Công ty thương mại Sabeco chưa bán ngay cho người tiêu dùng, mà tiếp tục thông qua các công ty thương mại vùng, rồi tới các đại lý trước khi đến tay người tiêu dùng. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay chỉ áp dụng theo giá bán của đơn vị sản xuất và Sabeco cũng chỉ phải nộp khoản tiền này từ công ty mẹ.
 Dự kiến trong năm 2016, Sabeco phải đóng thuế khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đóng 6.500 tỷ đồng, còn lại là đóng thuế của các công ty liên kết.

Theo kế hoạch, Sabeco sẽ lên sàn vào cuối 2016. Lộ trình thoái vốn tại Sabeco sẽ chia làm 2 đợt: Đợt 1 thoái 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.500 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt thứ 2 sẽ thoái tiếp 36% còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo Bizlive

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...