Sacombank muốn đổi mã chứng khoán, chuyển niêm yết sang HNX

Sacombank trình ý kiến cổ đông đổi mã chứng khoán từ STB sang SCM và huỷ niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE để chuyển sang sàn HNX.
Sacombank muốn đổi mã chứng khoán, chuyển niêm yết sang HNX

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – mã:STB) vừa  thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để đổi mã chứng khoán và chuyển sàn giao dịch.

Theo đó, ngân hàng định đổi mã chứng khoán niêm yết từ STB sang SCM; Hủy niêm yết trên sàn HoSE để chuyển sang sàn HNX.

Các bước thực hiện sẽ là hủy đăng ký chứng khoán STB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD); hủy đăng ký, niêm yết STB tại HoSE; Đăng ký chứng khoán SCM tại VSD và sau cùng là niêm yết SCM trên Sàn giao dịch Hà Nội HNX.

Được biết, Sacombank sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 23/10 đến ngày 22/11. Thời điểm chốt danh sách cổ đông tham dự là ngày 18/10.

Cổ phiếu STB chính thức chào sàn HoSE từ ngày 12/7/2006 với khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu gần 189,95 triệu đơn vị. Sau hơn 11 năm, tổng khối lượng chứng khoán đang lưu hành của Sacombank nâng lên hơn 1.803,65 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ của Ngân hàng hiện 18.852 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên hôm nay 10/10, STB đứng giá tham chiếu 12.450 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 1,32 triệu đơn vị. Tính trung bình 10 phiên gần đây, khối lượng khớp lệnh của STB đạt 2,16 triệu đơn vị/phiên.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, sau khi Sacombank sáp nhập SouthernBank, ông Dương Công Minh đã trúng cử vào HĐQT và giữ chiếc ghế "nóng" Chủ tịch. Từ đây Sacombank đã “thay máu” hàng loạt nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành ngân hàng. 

Kết thúc 9 tháng đầu năm, Sacombank cho biết đã xử lý được khoảng 2.000 tỷ đồng nợ xấu và lợi nhuận trước thuế khoảng 900 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch đề ra của cả năm.

 >> Sacombank sẽ nhờ VAMC xử lý tài sản tồn đọng để đẩy nhanh nợ xấu

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...