Sacombank tái bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm làm Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ngân hàng.
Sacombank tái bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm làm Tổng Giám đốc

Chiều 1/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa được công bố quyết định tái bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc ngân hàng kể từ ngày 30/6/2022 với thời hạn 5 năm theo sự phê chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, sự bổ nhiệm của Hội đồng quản trị và sự tín nhiệm của cổ đông và khách hàng.

Hiện tại, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Sacombank. 

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có trình độ Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002, từng đảm nhiệm các công việc thuộc mảng kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lí nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành.

Bà Diễm làm Tổng giám đốc Sacombank từ năm 2017 khi ngân hàng bắt đầu bước vào quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập và đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến nhân sự, hiệu quả hoạt động và nợ xấu. 

Trong 5 năm thực hiện tái cơ cấu, Sacombank đã thu hồi, xử lý 71.992 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó 58.306 tỷ là các khoản thuộc Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đến năm 2025. 

Tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý ở mức 6,71%, giảm 15,06% so với năm 2016.

Bên cạnh việc quyết liệt thu hồi, xử lý nợ xấu, lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng của Sacombank tăng từ mức 50 tỷ đồng/ tháng vào năm 2016 lên thành 1.000 tỷ đồng/tháng hiện hữu. Nhờ đó, ngân hàng có nguồn lực tài chính để đẩy mạnh trích lập dự phòng, phân bổ các tồn đọng tài chính vượt mục tiêu, trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận hàng năm vượt kế hoạch được Đại hội cổ đông giao.

Quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank tăng 59% so với cùng kỳ đạt 1.589 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.274 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 6,5% đạt 413.028 tỷ đồng, góp phần đưa tổng tài sản tăng 6% lên hơn 552.000 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng mạnh 7,1% đạt 457.792 tỷ đồng.

Mặc dù tiếp tục tăng trưởng cho vay nhưng nợ xấu của Sacombank lại giảm 7,4% chỉ còn 5.299 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 1,47% cuối năm trước về 1,28% cuối quý I.

Trong năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021. Tổng tài sản dự kiến đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 10% và 12%, đạt 512.700 tỷ và 435.000 tỷ đồng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...