Phát hành thành công lô trái phiếu, Sacombank thu về 5.000 tỷ đồng

Sacombank phát hành thành công 5.000 trái phiếu, tương đương 5.000 tỷ đồng với phương thức phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp chỉ sau 1 tháng từ khi mở sổ.
Phát hành thành công lô trái phiếu, Sacombank thu về 5.000 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 28/10/2021, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã đóng sổ phát hành thành công 5.000 trái phiếu, tương đương 5.000 tỷ đồng với phương thức phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp chỉ sau 1 tháng từ khi mở sổ.

Theo đó, trái phiếu Sacombank có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm, được phát hành và thanh toán bằng VND, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và không phải nợ thứ cấp. 

Số tiền thu về được Sacombank sử dụng để bổ sung vào nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các dự án trung và dài hạn, đồng thời góp phần gia tăng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng.

Việc phát hành thành công trái phiếu trong thời gian ngắn cho thấy uy tín cũng như năng lực tài chính của Sacombank tiếp tục được khẳng định. 

Trước đó, vào tháng 3/2021, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng xếp hạng tiền gửi dài hạn của Sacombank từ Caa1 lên B3 với triển vọng ổn định, đồng thời nâng bậc đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh lên Caa1 từ Caa2, thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc của Moody’s đối với nỗ lực cải thiện chất lượng tài sản, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng theo lộ trình chiến lược tái cơ cấu cũng như sự cải thiện vượt bậc về cấu trúc sở hữu và quản trị ngân hàng của Sacombank.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của Sacombank vừa công bố, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, hoạt động chính của Sacombank tăng 11% so cùng kỳ, thu về 9.470 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư thu về khoản lãi 120 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 27 tỷ đồng, do thu nhập từ chứng khoán đầu tư gấp 4,8 lần và được hoàn nhập 3,7 tỷ đồng dự phòng giảm giá.

9 tháng đầu năm, lãi từ hoạt động dịch vụ của Sacombank giảm 11% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 2.363 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng giảm 6% so cùng kỳ, chỉ đạt gần 245 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi từ hoạt động khác tăng 6%, đạt hơn 572 tỷ đồng sau 3 quý.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Sacombank giảm 15% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích 2.411 tỷ đồng.

Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 3.249 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 38,4%.

Như vậy, so với kế hoạch 4.000 tỷ đồng lãi trước thuế mà Ngân hàng đưa ra cho năm 2021, Sacombank đã thực hiện được 81%.

Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Sacombank đạt 494.295 tỷ đồng, tăng 0,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 4,8% đạt 356.440 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm 2,1% xuống 418.839 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ, đến cuối tháng 9/2021 chất lượng nợ vay của Sacombank cải thiện so với đầu năm 2021. Tổng nợ xấu tính đến 30/09/2021 chỉ còn 5.568 tỷ đồng, giảm 4% so đầu năm.

Trong đó, có sự dịch chuyển từ nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) sang nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn).
Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay của Sacombank giảm từ mức 1,7% đầu năm xuống còn 1,56%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...