Sản phẩm mang thương hiệu Việt tại thị trường EU còn rất khiêm tốn!

Số lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt tại thị trường EU còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường trên 500 triệu dân này.

Tại tọa đàm “Xuất khẩu hàng hóa với thương hiệu Việt sang các thị trường trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương thông tin, đến nay chưa có một con số thống kê chính thức nào về số lượng các thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng số lượng các thương hiệu Việt Nam tại EU vẫn còn hết sức là khiêm tốn so với tiềm năng mà chúng ta có thể phát triển đối với thị trường trên 500 triệu dân này.

Bà Thủy cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU mới chỉ chiếm 2% thị phần, có nghĩa là trong một cái chiếc bánh rất to như vậy hàng hóa của Việt Nam chúng ta mới chiếm một phần hết sức nhỏ bé và do đó còn một dư địa rất lớn để cho các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta khai thác, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu vào EU.

bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Một ví dụ rất rõ về bảo vệ và phát triển thương hiệu của địa phương thông qua các chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể cho các mặt hàng nông sản vào thị trường EU.

Nếu như tính đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã bảo hộ được 120 chỉ dẫn địa lý, bao gồm 108 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 12 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài thì đối với thị trường EU chúng ta mới chỉ có 39 chỉ dẫn địa lý được được bảo hộ tại thôi thì con số này nó cũng vẫn còn khá khiêm tốn.

Do đó, để tận dụng được hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tại thị trường EU tôi nghĩ rằng sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

Chúng ta thấy rằng xây dựng thương hiệu tại thị trường EU là một việc không hề dễ dàng. Để làm được doanh nghiệp cần phải có những bước đi hết sức bài bản, những chiến lược khôn ngoan thì mới có thể đưa được những thương hiệu riêng của doanh nghiệp vào thị trường.

EU là một thị trường mà có những đòi hỏi rất khắt khe, những tiêu chuẩn rất cao đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

Để phát triển được thương hiệu với thị trường này tôi cho rằng điểm hết sức quan trọng đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vô cùng chú trọng là nghiên cứu thật kỹ về thị trường của EU, xem thị trường đó có nhu cầu như thế nào, có những yêu cầu ra sao để sản xuất được những sản phẩm mà thị trường EU cần chứ không phải bán những cái sản phẩm mà chúng ta có.

Tiếp đến, các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy đối với việc kinh doanh với thị trường EU, đó là phải thấu hiểu văn hóa của thị trường EU, thấu hiểu các tập quán kinh doanh của khối thị trường này và cần phải thay đổi một tư duy bán hàng.

Tư duy bán hàng ở đây là bán hàng cho người tiêu dùng châu Âu chứ không phải là bán hàng cho đại bộ phận các khách hàng nói chung, đồng thời là cũng cần mạnh dạn đa dạng hóa các cái sản phẩm mà thị trường có nhu cầu, thay vì việc là chúng ta cũng mới chỉ là tập trung ở những số lượng hữu hạn, các sản phẩm mà chúng ta đang đang có để cung ứng cho thị trường này để tạo điều kiện cho người tiêu dùng EU là có những cái cơ hội để lựa chọn nhiều hơn nữa các sản phẩm mà họ cần.

Bước tiếp theo tôi nghĩ rằng đây cũng là một điểm vô cùng quan trọng để quyết định doanh nghiệp có thể thành công trong việc phát triển thương hiệu tại thị trường EU hay không, đó là phải phát triển được sản phẩm phù hợp với văn hóa, xu hướng, nhu cầu sử dụng của thị trường EU.

Sản phẩm cần phải có những giấy chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn của EU, chứng minh được những tiêu chuẩn như môi trường, tiêu chuẩn về xã hội, tiêu chuẩn về phát triển bền vững theo yêu cầu của thị trường EU, có bao bì nhãn mác thiết kế một cách chuyên nghiệp, tinh tế, phù hợp với những quy định về yêu cầu nhãn mác, bao bì của thị trường và cũng như hợp nhãn với người tiêu dùng của EU.

Sản phẩm ngoài việc hợp nhãn với người tiêu dùng EU, nhưng cũng cần mang những bản sắc của Việt Nam để giúp cho việc định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tốt hơn ở thị trường EU.

Trong quá trình làm việc với các đối tác EU doanh nghiệp cũng cần lưu ý phải hết sức trung thực, đảm bảo ổn định về khả năng cung ứng hàng hóa và chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường EU.

Sản phẩm mang thương hiệu Việt tại thị trường EU còn rất khiêm tốn
Sản phẩm mang thương hiệu Việt tại thị trường EU còn rất khiêm tốn

Cần phải đồng nhất về chất lượng giữa các lô hàng mới giữ được uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác nhập khẩu tại EU và khi mà làm được những việc đó thì doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thực sự là chuyên nghiệp cho các sản phẩm để tiếp cận với thị trường EU, quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam tại thị trường EU để có thểphát triển được lâu dài với thị trường này.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến việc tìm kiếm những người uy tín ở thị trường EU để người ta giúp giới thiệu và lan tỏa những sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường EU, những người uy tín đó là ai, những người uy tín đó trước mắt doanh nghiệp có thể nhìn nhận ngay thấy là có một hệ thống các doanh nhân Việt kiều tại EU thì đây là một kênh rất tốt giúp cho hàng hóa của Việt Nam có thểđi nhanh được vào thị trường của EU.

Việc các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu thâm nhập, tìm cách thâm nhập vào thị trường EU để làm việc được ngay với các nhà nhập khẩu bản địa tại EU không phải là đơn giản. Các doanh nghiệp Việt kiều đã rất hiểu những cái văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh tại thị trường EU. Đó là một kênh rất tốt để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào thị trường này.

Kênh thứ hai là các chuyên gia về thị trường tại EU thì chúng ta cũng nên sử dụng dịch vụ của những chuyên gia này để họ có những biện pháp, những cách thức để giúp đỡ hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu hàng hóa cũng như thương hiệu của mình đến với thị trường của EU.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...