Sau 10 tháng, Tập đoàn FPT lãi ròng hơn 4.500 tỷ đồng

Theo kết quả mới công bố, so với kế hoạch năm, Tập đoàn FPT đã thực hiện được 78% chỉ tiêu doanh thu và 85% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau 10 tháng.

Tập đoàn FPT (Mã: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm với doanh thu đạt 33.105 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.456 tỷ đồng, lần lượt tăng 24,4% và 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 4.550 tỷ đồng, tăng 30,7%.

So với kế hoạch năm, tập đoàn đã thực hiện được 78% chỉ tiêu doanh thu và 85% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau 10 tháng.

10 tháng đầu năm, khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của tập đoàn, tương đương 20.047 tỷ đồng và 2.970 tỷ đồng.

Trong đó, mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục đà tăng trưởng với mức doanh thu 15.249 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 30%, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 46%) và APAC (tăng 46,6%).

Khối viễn thông đóng góp 34% vào tổng doanh thu 10 tháng đầu năm, tương đương 12.064 tỷ đồng, tăng hơn 16%. Lợi nhuận trước thuế khối này đạt 2.353 tỷ đồng, tăng 18,4%.

Trong khi đó, mảng giáo dục, đầu tư và khác ghi nhận tăng trưởng doanh thu hơn 80% lên 2.994 tỷ đồng và chiếm 9% tổng doanh thu của tập đoàn. 10 tháng, mảng này lãi trước thuế 1.133 tỷ đồng, tăng hơn 32%.

Tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT ghi nhận lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 4.550 tỷ đồng.

Trước đó, kết thúc 9 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu 30.975 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.665 tỷ đồng, lần lượt tăng 24,1% và 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch năm, tập đoàn đã hoàn thành 73% mục tiêu doanh thu và 74,4% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 47% lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn, tương đương 17.742 tỷ đồng và 2.635 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 24,1% và 25,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 13.479 tỷ đồng, tăng 29,4%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.210 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng, đặc biệt tại thị trường Mỹ (tăng 42,4%) và châu Á – Thái Bình Dương (tăng 56,4%). Thị trường Nhật Bản, mặc dù chịu tác động của việc đồng yên mất giá nhưng vẫn tăng trưởng 12% so với cùng kỳ.

Doanh thu chuyển đổi số đạt 5.294 tỷ đồng, tăng trưởng 34,1% so với cùng kỳ, khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiệu quả, toàn diện của Tập đoàn.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài cũng ghi nhận doanh thu ký mới đạt 16.799 tỷ đồng (tương đương 700 triệu USD), tăng trưởng 42,6% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng hợp đồng ký mới có quy mô doanh thu trên 5 triệu USD/dự án đạt 18 hợp đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 4.263 tỷ đồng và 425 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 10% và 16,5%. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made by FPT mang lại 658 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 48,3% so với cùng kỳ.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất… Đây là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của FPT trong dài hạn.

Doanh thu khối viễn thông tăng trưởng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10.807 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 21,6%, đạt 2.169 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 16,1%, đạt 10.243 tỷ đồng.

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu 9 tháng đầu năm của mảng giáo dục của FPT tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.104 tỷ đồng.

Kết phiên 16/11, cổ phiếu FPT dừng ở mốc 69.300 đồng/cp.

Xem thêm

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình: Tôi bất ngờ vì rất nhiều chủ đầu tư vẫn đang sử dụng... excel

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình: Tôi bất ngờ vì rất nhiều chủ đầu tư vẫn đang sử dụng... excel

Tham luận tại Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2022 - 2027, diễn ra tại Hà Nội vào ngày 9/6 với chủ để “Thực tiễn chuyển đổi số ngành xây dựng, bất động sản", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, chuyển đổi số hiện nay không phải sự lựa chọn mà là bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…