Trong đó, năm 2011 có tỷ lệ tăng cao nhất với 27,3% và năm 2015 có tỷ lệ tăng thấp nhất là 23,8%. Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh gía lại đạt 6,294 triệu tỷ đồng, tăng 25,7% so với con số đã công bố trước đó là 5,006 triệu tỷ đồng.
Về khu vực kinh tế, giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của cả 3 khu vực đều tăng sau khi đánh giá lại, trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng khá lớn.
Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 25.000 tỷ đồng đến 46.000 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 5,4%-6,2% so với số đã công bố.
Năn 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của ku vực này đạt 814.000 tỷ đồng (số đã công bố trước đó là 768.000 tỷ đồng).
Cũng trong giai đoạn này, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng sau khi đánh giá lại là 316.000 tỷ đồng đến 615.000 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 29,8%-39,6% so với số công bố.
Năm 2017, giá trị tăng thêm sau đánh giá lại của khu vực dịch vụ đạt 2,68 triệu tỷ đồng (số đã công bố trước đó là 2,065 triệu tỷ đồng).
Đại diện của Tổng cục Thống kê cho biết thêm, bình quân mỗi giai đoạn 2010-2017, cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vuực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản rrong GDP giảm từ 17,4% xuống còn 14,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thêm 1,8 điểm phần trăm lên 34,8%; khu vực dịch vụ tăng từ 39,2% lên 41,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấo sản phẩm tăng về quy mô so với đã công bố nhưng cơ cấu trong GDP giảm từ 10,4% xuống 9,3% bình quân cả giai đoạn.
Tốc độ tăng GDP hàng năm trong giai đoạn 2010-2017 không có biến động lớn so với số đã công bố, mỗi năm từ 0,13-0,48 điểm phần trăm, năm 2016 tăng cao nhất với 0,48 điểm phần trăm.
Về nguyên nhân dẫn đến thay đổi quy mô GDP, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến này là chủ trương và chính sách của Nhà nước về phát triển khu vực sản xuất kinh tế tư nhân, khuyến khích chuyển đổi từ hộ sản xuất kinh doanh sang doanh nghiệp dẫn đến sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước nhưng lại chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ trong dữ liệu của các cơ quan quản lý có liên quan.
Ngoài ra, trong quá trình biên soạn GDP, ngoài những nguyên nhân chủ quan trong hoạt động thống kê còn có những nguyên nhân như: sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, thống nhất; ý thức hợp tác của đối tượng công bố thông tin còn kém; sự thay đổi và biến động nhanh về hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nước.