SCIC phải thoái vốn tại Bảo Minh, Bảo Việt, Nhựa Tiền Phong ngay trong năm nay

Tiền thu từ thoái vốn tại ba doanh nghiệp trên nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12/2021 để nộp ngân sách nhà nước.
SCIC phải thoái vốn tại Bảo Minh, Bảo Việt, Nhựa Tiền Phong ngay trong năm nay

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua, trong đó tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt (Mã: BVH), Tổng CTCP Bảo Minh (Mã: BMI) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã: NTP).

Tiền thu từ thoái vốn tại ba doanh nghiệp trên nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12/2021 để nộp ngân sách nhà nước.

Theo kế hoạch được công bố, SCIC sẽ thực hiện bán vốn 88 công ty trong năm nay, trong đó SCIC đang sở hữu 3,26%; 50,7% và 37,1% vốn tương ứng lần lượt tại Bảo Việt, Bảo Minh và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. 

Tổng số vốn nhà nước tại ba công ty nói trên hơn 1.121 tỷ đồng. Số tiền thu từ thoái vốn từ các công ty này được yêu cầu nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12 năm nay.

Trong 8 tháng đầu năm, Cục Tài chính doanh nghiệp (DN), Bộ Tài chính cho biết số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp mới đạt 366 tỷ đồng. Nguyên nhân được nêu ra là nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý.

Ngoài ra, tác động của dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.

Với diễn biến dịch bệnh hiện nay, dự kiến nguồn thu về ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp trong năm nay không đạt kế hoạch là 40.000 tỷ đồng.

Trước đó, trong quý II/2021, SCIC đã công bố danh sách 88 doanh nghiệp dự kiến bán vốn năm 2021. Và dự kiến sáu doanh nghiệp do SCIC quản lý sẽ thực hiện thoái vốn trong quý I/2022 bao gồm: Sabeco, giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 2.308 tỷ đồng; Công ty CP FPT, giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 460,1 tỷ đồng; BMI, giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 463,1 tỷ đồng; Công ty CP Nhựa Tiền phong (NTP), giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 437 tỷ đồng; TCT CP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR), giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 529 tỷ đồng; Công ty CP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, giá trị phần vốn nhà nước theo mệnh giá là 160 tỷ đồng.

SCIC đang sở hữu 50,7% vốn tại TCT CP Bảo Minh
SCIC đang sở hữu 50,7% vốn tại TCT CP Bảo Minh

Với giá trị cổ phiếu niêm yết tham chiếu trên sàn giao dịch chứng khoán ngày 23/8/2021, Cục Tài chính DN xây dựng hai kịch bản dự kiến nguồn thu từ cổ phần hoá (CPH), thoái vốn năm 2022.

Kịch bản thứ nhất, NSNN thu về tối thiểu 10.000 tỷ đồng. Theo đó, Nhà nước thực hiện thoái vốn tại năm DN.

Kịch bản thứ hai, NSNN thu về tối thiểu 30.000 - 40.000 tỷ đồng. Theo đó, ngoài việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại năm DN như trong kịch bản thứ nhất sẽ thoái vốn nhà nước tại Sabeco với giá trị dự kiến thu về 32.320 tỷ đồng, tương đương 140.000 đồng/cổ phần.

Để bảo đảm nguồn thu từ CPH, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nộp về NSNN đáp ứng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 là 248.000 tỷ đồng, Cục Tài chính DN đề xuất Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung hoàn thành việc CPH công ty mẹ TCT Viễn thông MobiFone trong giai đoạn 2022 - 2023 (tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau CPH là 51%, dự kiến số thu theo mệnh giá là 9.255 tỷ đồng).

Trong năm 2023 - 2024, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước triển khai và hoàn thành công tác CPH công ty mẹ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau CPH là 51%, dự kiến số thu theo mệnh giá là 30.759 tỷ đồng); công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau CPH là 51%, dự kiến số thu theo mệnh giá là 7.068 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, Cục Tài chính DN đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành CPH Agribank trong năm 2022 và đầu năm 2023 (tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau CPH là 51%, dự kiến số thu theo mệnh giá là 19.847 tỷ đồng); Bộ Xây dựng hoàn thành CPH TCT Công nghiệp Xi-măng Việt Nam (VICEM) và TCT Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) trong giai đoạn 2022 - 2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...