4 Tổng Công ty của Bộ Xây dựng về SCIC

Đó là các Tổng công ty Sông Đà, Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO), Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN), Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC).
4 Tổng Công ty của Bộ Xây dựng về SCIC

Việc chuyển giao vốn nhà nước tại các Tổng Công ty này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của Bộ Xây dựng, SCIC và các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quyết định 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong năm 2020.

Các Tổng Công ty chuyển giao lần này đều là các Tổng Công ty có lịch sử và bề dày truyền thống gắn bó với Bộ Xây dựng. Trong đó, cổ phần Nhà nước mà Bộ này nắm giữ tại VNCC là 31,24 triệu cổ phần, tương đương 87,32%; FiCO là 50,9 triệu cổ phần tương đương 40,08%; Sông Đà là 448,6 triệu cổ phần tương đương 99,79%; VIWASEEN là 56,95 triệu cổ phần tương đương 98,16%. 

Giá trị vốn đầu tư của Nhà nước tại 4 doanh nghiệp được chuyển giao là 5.876,8 tỷ đồng, riêng Sông Đà chiếm tỷ trọng 76%.

Hiện, Bộ Xây dựng còn đang đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại 12 tổng công ty, gồm: 6 Tổng công ty – trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm: Lắp máy Việt Nam (Lilama), Xây dựng số 1 (CC1), Cơ khí xây dựng (COMA), Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) và Xi măng Việt Nam (VICEM) và 6 Tổng công ty – công ty cổ phần là: Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Sông Hồng, Bạch Đằng, Viglacera, Xây dựng Hà Nội (HANCORP), Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi).

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...