Sẽ xử lý ít nhất 2 ngân hàng yếu kém và 5 dự án thua lỗ trong năm 2022

Đây là nội dung được thể hiện tại dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Sẽ xử lý ít nhất 2 ngân hàng yếu kém và 5 dự án thua lỗ trong năm 2022

Theo dự thảo này, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu và điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội cũng yêu cầu sớm hoàn thành phê duyệt và quyết liệt triển khai đề án cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, cần củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Khẩn trương thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động; tập trung phát triển sản phẩm quốc gia.

Yêu cầu tiếp theo là tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong việc xử lý doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ.

Dự thảo cũng nêu yêu cầu tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công, kiểm soát bội chi và lạm phát. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85.500 doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó TPHCM có 24.000 doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43.200 doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...