Sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng “lách luật” đẩy lãi suất huy động tăng cao

Theo NHNN, các ngân hàng thương mại “lách luật” tăng quá cao lãi suất huy động qua phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể sẽ bị thu hẹp tăng trưởng tín dụng.
Sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng “lách luật” đẩy lãi suất huy động tăng cao

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng vừa chỉ đạo các nhà băng kiểm soát chặt việc huy động vốn khi thấy một số đơn vị tăng lãi suất tiền gửi nhanh ở một số kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao.

"Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát tình hình và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao gồm cả biện pháp thu hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng vi phạm", chỉ đạo của Thống đốc nêu rõ. Theo đó, các nhà băng phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, không làm ảnh hưởng đến sự ổn định và mặt bằng lãi suất trên thị trường.

NHNN yêu cầu, để đảm bảm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vỹ mô, Thống đốc đã yêu cầu các tổ chức tín dụng cần nghiêm túc thực hiện chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 8/1/2019 với các nội dung chính. Cụ thể, duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, chấp hành quy định về lãi suất tiền gửi, tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro.Tăng cường kiểm soát chặt chẽ về việc chấp hành tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan…

Trên thị trường, lãi suất chứng chỉ tiền gửi hiện nay cao nhất là 10,2%/ năm, kỳ hạn 60 tháng thuộc về Ngân hàng Bản Việt. Theo đó, ngân hàng này phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh dành cho khách hàng cá nhân có mệnh giá từ 10 triệu đồng và khách hàng tổ chức mệnh giá từ 100 triệu đồng với 4 kỳ hạn cố định: 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Tương ứng với các kỳ hạn gửi là mức lãi suất 9,5%/năm, 9,8%/năm, 10%/năm và 10.2%/năm. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi sẽ được trả lãi 6 tháng, 12 tháng mỗi lần hoặc nhận lãi sau khi tất toán hợp đồng mua chứng chỉ vào cuối kỳ.

Trước đó, vào tháng 5/2019 VietA Bank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất 9,1%/năm đối với các kỳ hạn trung dài hạn, một số ngân hàng khác cũng đang phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất bám sát 10%/năm nhưng chủ yếu kỳ hạn trên 12 tháng.

Cũng có kỳ hạn tương đương chứng chỉ tiền gửi nhưng đối với gửi tiết kiệm tiền ngân hàng bằng sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiết kiệm online có lãi suất bình quân cao nhất 8,5% đến 8,9%/năm nhưng kèm theo điều kiện phải gửi tiền hàng tỉ đồng.

Cụ thể biểu lãi suất mới áp dụng từ ngày 17/8 của ABBank công bố trên trang web của ngân hàng này thì biểu lãi suất mới trong đó kỳ hạn 12 và 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất của ngân hàng này lần lượt 8,5%/năm và 8,3%/năm.

VietBank cũng trả lãi suất tiết kiệm 8,3 - 8,5%/năm đối với những kỳ hạn từ 13 tháng đến 36 tháng. SCB lãi suất tiết kiệm online 12 tháng lên đến 8,9%/năm dành cho những người sử dụng app của ngân hàng này.

Nhà điều hành cho rằng, động thái tăng lãi suất tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo ra diễn biến và tâm lý tiêu cực, có nguy cơ dẫn tới cuộc đua về lãi suất huy động, gây bất ổn thị trường tiền tệ.

>> NHNN cảnh báo rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...