SeABank sắp tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng

Sau khi phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng lên 28.800 tỷ đồng…

SeABank sắp tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán: SSB) vừa công bố nghị quyết về việc triển khai các phương án để tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng.

Cụ thể, SeABank sẽ phát hành 329 triệu cổ phiểu để trả cổ tức năm 2023 và phát hành 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương đương tổng tỷ lệ gần 14% số cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian dự kiến triển khai vào quý 3/2024.

Bên cạnh đó, SeABank cũng dự kiến phát hành 45 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2024. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024.

Sau khi hoàn thành 2 đợt phát hành cổ phiếu trên, vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng thêm 3.843 tỷ đồng, từ 24.957 tỷ đồng lên 28.800 tỷ đồng. Kế hoạch này nằm trong lộ trình tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của SeABank thông qua và đã nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo lộ trình đã được phê duyệt, SeABank dự kiến phát hành tối đa 120 triệu cổ phiếu theo hình thức riêng lẻ hoặc phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ để tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Phương án này sẽ được triển khai trong năm 2024 hoặc 2025, sau thời điểm chốt danh sách cổ đông nhận quyền hưởng cổ phiếu để trả cổ tức và cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Ở một diễn biến khác, mới đây bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị SeABank đã đăng ký mua vào thành công 1 triệu cổ phiếu SSB vào ngày 27/6/2024 theo phương thức thoả thuận.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu SSB trong phiên giao dịch ngày 27/6 là 20.800 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo mức giá này, bà Nga đã chi ra khoảng 20,8 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Sau giao dịch, bà Nga hiện đang nắm giữ hơn 98,22 triệu cổ phiếu SSB, tương ứng tỷ lệ 3,936% vốn.

Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, SeABank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 2.001 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các khoản thu ngoài lãi hầu hết ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 140,6 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng gấp 2,67 lần, lên mức 102,8 tỷ đồng. Ngược lại, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh giảm còn 107,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 20,1% so với quý 1/2023.

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng gấp 2,6 lần, lên mức 343,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 141,3 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động dịch vụ đạt 54,7 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ quý 1/2023. Chi phí hoạt động khác cũng tăng 9,2%, đạt 45,5 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 20,4% còn 288,9 tỷ đồng.

Kết quả, trong quý đầu năm 2024, SeABank báo lãi trước thuế đạt 1.506 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 1.201 tỷ đồng, lần lượt tăng 40,8% và 40,7% so với quý 1/2023.

Tính đến hết tháng 3/2024, tổng tài sản của SeABank đạt mức 271.613 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,8% lên mức hơn 181.184 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cũng đạt hơn 154.371 tỷ đồng, tăng 6,6% so với quý 1/2023.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng nợ xấu của SeABank ở mức hơn 3.552 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ.

Về cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt mức 282,1 tỷ đồng, giảm 26,4%. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng giảm 11,4% còn 765,3 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đạt 2.505 tỷ đồng, tăng 12,1% so với thời điểm cuối năm 2023.

anh-chup-man-hinh-2024-07-03-luc-150433-5171.png
Thị giá cổ phiếu SSB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 3/7, cổ phiếu SSB đóng cửa ở mức 20.950 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng trên thị trường đạt khoảng 52.160 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...