SHB ký Hợp đồng bảo lãnh GCF với Ngân hàng Thế giới, tổng giá trị 75 triệu USD

Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành Công nghiệp Việt Nam có quy mô 86,3 triệu USD, được đánh giá là sẽ góp phần hỗ trợ Chính phủ đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu...
SHB ký Hợp đồng bảo lãnh GCF với Ngân hàng Thế giới, tổng giá trị 75 triệu USD

Mới đây, trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành Công nghiệp Việt Nam (VSUEE) do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), WB và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký Hợp đồng bảo lãnh GCF với tổng giá trị 75 triệu USD.

Được biết, Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành Công nghiệp Việt Nam có quy mô 86,3 triệu USD trong đó: 11,3 triệu USD để thực hiện các hoạt động quản lý, vận hành Quỹ Chia sẻ rủi ro (RSF) và hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các Ngân hàng thương mại tham gia dự án, các doanh nghiệp công nghiệp và các công ty dịch vụ năng lượng; 75 triệu USD để thực hiện bảo lãnh các khoản vay đầu tư tiết kiệm năng lượng. 

Dự án được đánh giá là sẽ góp phần hỗ trợ Chính phủ đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu…

SHB tham gia dự án với vai trò là ngân hàng phát hành bảo lãnh cho các Ngân hàng tham gia cấp tín dụng cho các dự án vốn vay đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng tiếp cận Quỹ Chia sẻ rủi ro có trị giá 75 triệu USD do GCF và WB tài trợ.

Mô hình chia sẻ rủi ro của Quỹ RSF mà SHB quản lý là mô hình rất mới trên thế giới và lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Đây sẽ là giải pháp đầy hứa hẹn đối với tương lai của các dự án về hiệu quả năng lượng nói riêng và vấn đề an ninh năng lượng nói chung tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhận được nguồn vốn tài trợ từ các NHTM để mạnh dạn nghiên cứu và đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất.

Theo bà Carolyn Turk - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng là giải pháp vượt trội với chi phí thấp nhất để đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc: đảm bảo an ninh năng lượng, chống ô nhiễm và giảm phát thải khí nhà kính đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh nguồn tài chính công cho năng lượng còn hạn chế, quỹ chia sẻ rủi ro là một công cụ tài chính sáng tạo để huy động tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư nhằm tăng cường áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp.

Tham dự buổi lễ, đại diện SHB – bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc chia sẻ:“Chúng tôi cam kết sẽ dành và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để triển khai dự án hiệu quả; cam kết tuân thủ các quy định có liên quan trong quá trình thực hiện dự án, góp phần cùng cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành công. Trong thời gian tới, SHB tin tưởng và hy vọng Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều hơn những hoạt động, chương trình, dự án hiệu quả để thúc đẩy chương tình tiết kiệm năng lượng nói riêng và ngành công nghiệp năng lượng xanh của Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ và bền vững.”

SHB hiện là một trong các ngân hàng TMCP tư nhân với dư nợ cho vay các dự án xanh lớn trong toàn hệ thống. Với các nguồn vốn tiếp cận từ nhiều định chế tài chính quốc tế như WB, ADB, KfW, JICA…và xem xét phát hành trái phiếu xanh nhằm tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là các dự án năng lượng xanh. 

Xem thêm

SHB báo lãi 5.055 tỷ đồng trong 9 tháng năm nay

SHB báo lãi 5.055 tỷ đồng trong 9 tháng năm nay

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 5.055 tỷ đồng, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 86% kế hoạch cả năm.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...