Số hóa ngân hàng – Xu hướng tất yếu thời đại 4.0

Ứng dụng công nghệ số là cơ hội để các ngân hàng thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại hội t
Số hóa ngân hàng – Xu hướng tất yếu thời đại 4.0

Hội thảo “Số hóa ngân hàng – Cơ hội đột phá” là sự kiện quốc tế thường niên lần thứ 7 ngành ngân hàng tài chính do Viện Nhân lực Ngân hàng tài chính (BTCI) và Viện Chiến lược Ngân hàng đồng tổ chức dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) vừa diễn ra ngày 1/11 tại Hà Nội. Tham gia hội thảo là hơn 500 thành viên là lãnh đạo các ngân hàng, chuyên gia tài chính hàng đầu.

Sự kiện được tổ chức nhằm nghiên cứu, thảo luận và hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam triển khai ứng dụng thành công công nghệ 4.0 trong quản trị kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, gia tăng khả năng tiếp cận tài chính của khách hàng và mở rộng thị phần của ngân hàng.

Tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, nhận biết được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ công nghệ số hóa trong bối cảnh CMCN 4.0 đối với ngành tài chính ngân hàng, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của ngành nhằm tăng cường năng lực tiếp cận công nghệ mới cho ngành ngân hàng. NHNN đặc biệt chú trọng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm, định hướng chính sách nhằm tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh bảo mật cho ngành Ngân hàng.

Các ngân hàng cũng chú trọng tăng cường năng lực tiếp cận và bảo đảm an ninh bảo mật ngân hàng trong thời kỳ số hóa, như thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán; nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán mới, hiện đại như triển khai tiêu chuẩn quốc tế về an toàn dữ liệu thẻ PCI/DSS, công nghệ mã hóa số thẻ. Đồng thời, NHNN đã ban hành Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ.

Năm 2018, dịch vụ ngân hàng số thật sự trở thành cuộc đua của các ngân hàng khi hàng loạt kế hoạch, dự án đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp hữu ích cho khách hàng. Nhiều ngân hàng đã ghi dấu ấn với những mô hình ngân hàng số của riêng mình như Vietcombank, Techcombank, PVcomBank…

Hầu hết các ngân hàng Việt Nam bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu xây dựng chiến lược số chuyển đổi, tuy nhiên mức độ triển khai thực tế khác nhau.

Đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tham gia hội thảo với tư cách nhà đồng tài trợ chia sẻ: “Chúng tôi xác định triển khai ngân hàng số là chìa khóa thành công trong chiếm lĩnh thị phần. Trong những năm qua, PVcomBank phát triển theo định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, tái thiết kế sản phẩm – dịch vụ, nâng cao tính an toàn bảo mật, thay đổi mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực nhằm mang đến SPDV và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên nền tảng công nghệ mới nhất ”.

Cụ thể, khách hàng có thể trải nghiệm hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên PV Online Banking từ gửi tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ thiết thực cho cuộc sống, quản lý tài chính… Các giải pháp thanh toán an toàn, bảo mật & thuận tiện hơn cho khách hàng cá nhân và chủ cửa hàng kinh doanh như dịch vụ QRPay, thanh toán phi tiếp xúc…

Mới đây, vào tháng 10/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép PVcomBank bổ sung nội dung “ví điện tử” vào Giấy phép hoạt động. Đây được xem là bước đi đầu tiên của PVcomBank nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số.

Kết thúc hội thảo, những nghiên cứu, ý kiến của các chuyên gia sẽ là cơ sở khoa học hữu ích cho các ngân hàng trong việc định hướng, phát triển công nghệ số nhằm góp phần gia tăng giá trị lâu dài cho khách hàng cũng như phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.

>> PVcombank, HDbank, VIB… chạy đua phát triển ví điện tử

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...