Số phận long đong của dự án trụ sở Eximbank

Đã hơn 8 năm, kể từ khi dự án trụ sở mới của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank có chủ trương đầu tư, đến nay dự án này vẫn “đắp chiếu trùm mền”, số phận vẫn chưa được định đoạt.
Số phận long đong của dự án trụ sở Eximbank

Số phận long đong của dự án trụ sở Eximbank

8 năm vẫn chưa định đoạt được số phận

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2011của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank, Đại hội đã thông qua kế hoạch xây trụ sở mới tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1. TP.HCM.

Dự án được triển khai trên khu đất có diện tích 3.513,7 m2, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đứng tên ngân hàng Eximbank. Giá trị tài sản trên sổ sách kế toán là 240 tỷ đồng.

Cuối năm 2012, Eximbank đã ký hợp đồng với Công ty Nikken Sekkei để thiết kế công trình. Mục tiêu đầu tư xây dựng ban đầu là để làm văn phòng Eximbank và căn hộ. Quy mô 5 tầng hầm, 40 tầng cao. Tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 68 nghìn m2 (bao gồm cả tầng hầm và tầng kỹ thuật).

Tuy nhiên, tháng 4/2014, Eximbank lại có thông báo gửi đến các đơn vị tư vấn yêu cầu tạm dừng thực hiện dự án và HĐQT ra quyết định tạm thời chưa triển khai dự án này vào đầu năm 2015 sau đó.

Đến tháng 8/2016, Eximbank lại ký hợp đồng dịch vụ với Công ty TNHH Savills Việt Nam để tư vấn hình thức đầu tư bất động sản sao cho hiệu quả nhất.

Sau đó, Eximbank đã làm việc với các công ty tư vấn để tìm kiếm và giới thiệu đối tác hợp tác đầu tư với ngân hàng nhằm đem lại một phương án có lợi nhất cho ngân hàng trong 3 phương án: Chỉ xây dựng tòa nhà văn phòng; phát triển tòa nhà căn hộ cao cấp - văn phòng và phát triển một phức hợp bao gồm căn hộ cao cấp - văn phòng - officetel.

Và Eximbank đã chọn phương án đầu tư tòa tháp văn phòng 4 tầng dưới hình thức ngân hàng chỉ góp vốn là giá trị phần đất và không góp tiền triển khai dự án.

Tháng 11/2017, Eximbank ký hợp đồng dịch vụ với Savills Việt Nam và nhà tư vấn này đã tìm được 16 nhà đầu tư trong và ngoài nước gửi thư bày tỏ quan tâm, như: Coteccons, Ben Thanh Land, VinaCapital, Korea Investment, Mitsubishi Estate Asia, Taisei Corporation, Keppel Capital...

Đến tháng 12/2018, Eximbank đã ban hành nghị quyết chọn nhà đầu tư Mitsubishi Estate Asia là ưu tiên số 1, Taisei Corporation ưu tiên số 2 và ưu tiên số 3 thuộc về Keppel Capital để tiến hành các bước tiếp theo sau khi được Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận.

Trong đó, nhà đầu tư Mitsubishi Estate Asia đã đưa ra phương án với ước tính giá trị đất khoảng 111 triệu USD, tổng chi phí xây dựng ước tính 114,4 triệu USD, diện tích sàn sử dụng phân bổ cho Eximbank là 18.647m2 (chiếm 49% diện tích tòa nhà) và thời gian phát triển dự án dự kiến 48 tháng.

Ban điều hành Eximbank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến về chủ trương thực hiện theo phương thức ngân hàng này góp giá trị quyền sử dụng đất và phân chia sản phẩm. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước chưa trả lời chính thức..

Như vậy, đã hơn 8 năm kể từ khi dự án trụ sở mới của Eximbank có chủ trương đầu tư, số phận dự án này vẫn chưa định đoạt.

Eximbank muốn tự định đoạt số phận của dự án này?

Để định đoạt số phận của dự án, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Eximbank vừa cập nhật dự thảo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng và tờ trình chấp thuận phương án đầu tư dự án trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP.HCM.

Phối cảnh dự án trụ sở mới của Eximbank
Phối cảnh dự án trụ sở mới của Eximbank

 
Theo đó, dự thảo tờ trình có nội dung là 3 kiến nghị của Ban điều hành đến ĐHĐCĐ Eximbank. Cụ thể:

Thứ nhất: Chấp thuận đầu tư dự án tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM theo phương thức Eximbank góp giá trị quyền sử dụng đất, nhà đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng và phân chia sản phẩm sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai: Trong thời gian qua, Eximbank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến phương thức ngân hàng góp giá trị quyền sử dụng đất và phân chia sản phẩm nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có ý kiến.

Vì vậy, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không đồng ý cho Eximbank đầu tư với phương thức trên thì chấp thuận cho đầu tư bằng nguồn vốn của ngân hàng, phần diện tích không dùng hết sẽ được ngân hàng cho thuê theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Giao cho Hội đồng quản trị quyết định đầu tư và chủ động triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật và điều lệ của Eximbank.

Theo kế hoạch thì những kiến nghị của Ban điều hành về dự án trụ mới của Ngân hàng Eximbank sẽ được đem ra thảo luận tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 26/04/2019.

Tuy nhiên, Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Ngân hàng Eximbank đã thất bại vì tổng số cổ đông dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo danh sách cổ đông tham dự.

Như vậy, số phận dự án trụ sở mới của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank vẫn chưa được định đoạt.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...