Sở Xây dựng TP. HCM đã đưa ra 2 phương án để giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp giấy phép xây dựng đối với khu vực trong đồ án quy hoạch phân khu có chức năng sử dụng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới.
Sở Xây dựng TP. HCM kiến nghị UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu bố trí nguồn kinh phí 500 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025) để kiểm định bổ sung và sửa chữa gấp 246 chung cư cũ cấp B, C còn lại của giai đoạn 2016-2020.
Hiện trên địa bàn TP. HCM có khoảng 60.470 nhà trọ do người dân xây dựng cho công nhân, người lao động thuê để ở. Trong đó, chia làm 02 nhóm gồm dãy phòng cho thuê độc lập và nhà ở riêng lẻ ngăn chia từng phòng để cho thuê.
Theo Sở Xây dựng TP. HCM, các dự án nhà ở xã hội chính sách chưa thu hút doanh nghiệp, trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư vào phân khúc này còn hạn chế.
Lãnh đạo TP. HCM giao Sở KHĐT xem xét khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, tham mưu UBND kế hoạch đầu tư công, đảm bảo nguồn vốn 500 tỷ đồng để cải tạo chung cư xây dựng trước năm 1975.
Lượng căn hộ tái định cư thành phố đã xây dựng còn bỏ hoang chưa có người nhận hoặc căn hộ đã bàn giao nhưng người dân không vào ở do không phù hợp nhu cầu vẫn còn rất lớn. TP. HCM đã có chủ trương bán đấu giá 5.022 căn hộ và 41 nền đất để thu hồi vốn.
Sở Xây dựng TP. HCM cho biết từ nay đến cuối năm 2021, thành phố sẽ khởi công 11 dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước các tuyến đường và 1 dự án vệ sinh môi trường với tổng kinh phí hơn 8.000 tỷ đồng.
Trong danh sách các dự án nhà ở hình thành trong lai tại TP. HCM đủ điều kiện được bán có 5 dự án đủ điều kiện huy động vốn, trong đó có 1 dự án đã thế chấp tại ngân hàng.
Để chấn chỉnh việc tuân thủ pháp luật về an toàn và chất lượng thi công xây dựng, Sở Xây dựng TP. HCM đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành quy định xử phạt vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng.
Dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 TP. HCM sẽ phát triển khoảng 1,96 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (trong đó khoảng 980.000 m2 sàn nhà ở cho người thu nhập thấp; 980.000 m2 sàn nhà ở cho đối tượng tái định cư).
Theo Sở Xây dựng TP. HCM, các trường hợp dự án nhà ở đã bồi thường có nguồn gốc là đất nông nghiệp và đất chuyên dùng khác đang vướng quy định pháp luật.
Bộ Xây dựng hướng về phương án vẫn thu 2% quỹ bảo trì một cách hợp lý, và quản lý sao cho công khai minh bạch. Cần quy định rõ để có sự kiểm soát, từ ban quản trị chung cư tới doanh nghiệp dịch vụ.
Sở Xây dựng TP. HCM khẩn trương tham mưu UBND TP cập nhật, bổ sung các dự án nhà ở đã có chủ trương thực hiện nhưng thiếu sót để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư;
Tờ trình mới nhất của Sở Xây dựng TP. HCM gửi UBND TP. HCM về kế hoạch phát triển nhà ở phục vụ tái định cư (TĐC) cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn TP, đưa ra dự báo về nhu cầu t
Theo báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TP. HCM, hiện nay trên địa bàn TP có hơn 474 chung cư, với 574 lô được xây dựng trước năm 1975 đang trong tình trạng xuống cấp.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng quản lý nhà và công sở, Sở Xây dựng TP. HCM cho rằng quy định khi mua nhà phải nộp 2% phí bảo trì ngay từ đầu như hiện nay còn nhiều vấn đề phức tạp phát sinh.