Soi 'tài sản bí ẩn' trong báo cáo tài chính của ngân hàng Việt
Các khoản phải thu và lãi, phí phải thu có thể coi là tài sản bí ẩn nhất của các ngân hàng. Tỷ lệ tài sản này trên tổng tài sản tại nhiều ngân hàng ở mức rất cao, nhất là các ngân hàng trước kia thuộc
TGO
Các khoản phải thu và lãi, phí phải thu có thể coi là tài sản bí ẩn nhất của các ngân hàng. Tỷ lệ tài sản này trên tổng tài sản tại nhiều ngân hàng ở mức rất cao, nhất là các ngân hàng trước kia thuộc diện ngân hàng yếu kém hoặc/và nhận sáp nhập ngân hàng yếu kém.
Các khoản phải thu và Các khoản lãi và phí phải thu có thể coi là tài sản bí ẩn nhất của các ngân hàng. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thì đây là một trong những nơi lý tưởng để “giấu” nợ xấu và cũng là nơi “tiếp tay” cho việc hạch toán lãi ảo.Các khoản phải thu và Các khoản lãi và phí phải thu (sau đây gọi chung là “Các khoản phải thu và lãi, phí phải thu”) được thuyết minh khá sơ sài trong các báo cáo tài chính, thậm chí là không thuyết minh. Vì vậy, nếu không phải người nội bộ hay lãnh đạo cấp cao thì khó lòng biết được các khoản phải thu và lãi, phí phải thu này là gồm những khoản nào, của những ai, đã trở thành khoản phải thu và lãi, phí phải thu trong thời gian bao lâu?Thống kê tại 12 ngân hàng tiêu biểu tính đến hết thời điểm 30/06/2016 gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, SCB, Sacombank, MBBank, ACB, Techcombank, SHB, VPBank, Eximbank, NCB cho thấy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang là ngân hàng có các khoản phải thu và lãi, phí phải thu cao nhất, lên đến 51.321 tỷ đồng.Vị trí thứ 2 thuộc về Sacombank với 43.001 tỷ đồng các khoản phải thu và lãi, phí phải thu, tương đương gần 2 tỷ USD.Các khoản phải thu và lãi, phí phải thu của SCB và Sacombank hiện nay đều có nguồn gốc từ các ngân hàng thuộc diện yếu kém trước kia. Cách đây vài năm, SCB từng thuộc diện ngân hàng yếu kém và buộc phải hợp nhất với 2 ngân hàng yếu kém khác là Ficombank và TinNghia Bank để tái cơ cấu.Trong khi đó, Sacombank cũng mới sáp nhập Southern Bank trong năm 2015. Nên nhớ, năm 2014, các khoản phải thu và lãi, phí phải thu của Sacombank chỉ ở mức 10.013 tỷ đồng, bằng chưa đầy 1/4 con số 43.001 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.Ngân hàng đứng ở vị trí thứ 3 là VietinBank với các khoản phải thu và lãi, phí phải thu ở mức 25.494 tỷ đồng. Xếp sau là BIDV với 16.433 tỷ đồng và Techcombank với 11.334 tỷ đồng.
Thống kê tình hình các khoản phải thu và lãi, phí phải thu của 12 ngân hàng tính đến hết ngày 30/06/2016Tất nhiên nếu chỉ xem xét con số tuyệt đối của các khoản phải thu và lãi, phí phải thu là không đủ, vì quy mô mỗi ngân hàng một khác, vì vậy cần thiết phải xem xét các khoản phải thu và lãi, phí phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm tổng tài sản của ngân hàng.Thống kê cho thấy, SCB và Sacombank tiếp tục là 2 ngân hàng có tỷ lệ các khoản phải thu và lãi, phí phải thu/tổng tài sản cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 15,1% và 13,8%.Xếp ở vị trí thứ 3 là Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với con số 11,2%. NCB cũng là ngân hàng trước đây thuộc diện ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu.Tỷ lệ các khoản phải thu và lãi, phí phải thu/tổng tài sản thấp nhất thuộc về Vietcombank với chỉ 1,2%. Con số này ở BIDV và VietinBank lần lượt là 1,8% và 3%, nghĩa là đều ở mức thấp và không có gì đáng ngại. Các ngân hàng khác cũng đều ở mức tương đối thấp, dưới 6%.Đương nhiên việc các ngân hàng có tỷ lệ các khoản phải thu và lãi, phí phải thu/tổng tài sản lớn không có nghĩa là khẳng định các ngân hàng này đang “giấu” nợ xấu hay báo lãi ảo.Tuy nhiên, việc minh bạch hóa những khoản phải thu và lãi, phí phải thu này là gồm những khoản nào, của những ai, thời gian trở thành khoản phải thu hoặc lãi, phí phải thu đã được bao lâu là điều hết sức cần thiết. Đây là việc cần làm của tất cả các ngân hàng chứ không riêng gì các ngân hàng có tỷ lệ phải thu cao.
Ngành ngân hàng khởi đầu năm 2025 ấn tượng khi nhiều nhà băng báo lãi tăng hai con số, phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh hiệu quả...
Theo khảo sát mới nhất, ngân hàng VietinBank điều chỉnh giảm nhẹ biểu lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ, hiện dao động quanh mức 1,6– 4,8%/năm...
Khảo sát mới nhất cho thấy, lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân tại các kỳ hạn dưới 6 tháng đã được điều chỉnh giảm đi 0,1 điểm phần trăm…
Biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank trong tháng 4/2025 được điều chỉnh xuống còn 2,1-4,8%/năm, sau khi giảm 0,1%/năm ở các kỳ hạn dưới 6 tháng…
Bac A Bank đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ từ 8.959 tỷ đồng lên 12.351 tỷ đồng vào cuối năm 2025 nhằm bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm cho vay, đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá...
Lần đầu tiên OCB đề xuất chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 7%, tương đương 1.726 tỷ đồng, trước đó, ngân hàng chủ yếu chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn điều lệ...
Hội đồng quản trị ngân hàng NCB đã trình cổ đông phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Sau khi hoàn tất đợt tăng vốn, NCB sẽ nâng vốn điều lệ từ 11.780 tỷ đồng như hiện tại lên 19.280 tỷ đồng...
BIDV đạt giải thưởng Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp từ The Asian Banker...
Hội đồng quản trị ABBank đề xuất sẽ để lại toàn bộ/chưa phân phối số lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2024 sau khi trích lập các quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch chiến lược, tạo tích lũy nội tại để tăng vốn điều lệ trong tương lai...
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…
Bên cạnh những hoạt động Hiệp hội Ngân hàng đã và đang làm tốt và đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Bộ Nội vụ đề xuất hai nhiệm vụ quan trọng hiệp hội cần sớm triển khai để nâng cao hiệu năng trong thời gian tới…
Đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng VIB đã thông qua phương án chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% và lợi nhuận 11.020 tỷ đồng trong năm 2025...
Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/VND lên mức 26.000 VND/USD vào giữa năm 2025 và dự báo cuối năm sẽ tăng lên mức 25.700 VND/USD...