"Sóng lớn" nhân sự cấp cao ngân hàng

Câu chuyện nhân sự cấp cao tại các ngân hàng đang trở thành "điểm nóng" trên thị trường tài chính thời gian gần đây.
"Sóng lớn" nhân sự cấp cao ngân hàng

Ngày 13/3, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) phát đi thông báo miễn nhiễm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung theo nguyện vọng cá nhân.

Để bảo đảm điều hành hoạt động kinh doanh liên tục, HĐQT đã thống nhất bổ nhiệm ông Lê Huy Dũng, Phó tổng giám đốc Vietbank giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Vietbank và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của Vietbank.

Trước đó không lâu, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng thay ghế "nóng" điều hành vị trí Tổng giám đốc. Cụ thể, kể từ ngày 1/2/2020, ông Nguyễn Hoàng Linh thay ông Huỳnh Bửu Quang (người vừa trở thành Phó chủ tịch HĐQT), làm quyền Tổng giám đốc MSB.

Ông Huỳnh Bửu Quang, nguyên tổng giám đốc ngân hàng sẽ giữ chức Phó chủ tịch thường trực HĐQT MSB, cũng từ thời gian này. Việc ông Quang rời ghế Tổng giám đốc khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó chủ tịch thường trực, theo MSB, nhằm tuân thủ các quy định tại Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước.

Còn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), HĐQT cũng vừa quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Lê Quốc Anh theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 1/9/2020.

Lý do ông Quốc Anh nghỉ việc là muốn sống gần với gia đình, nên đã đề nghị HĐQT không gia hạn hợp đồng kết thúc vào ngày 1/9 tới sau khi đã hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm tại Techcombank.

Năm 2016, ông Quốc Anh chính thức nhận nhiệm vụ tại Techcombank. Đây cũng là năm Techcombank công bố chiến lược mới với mục tiêu vốn hoá doanh nghiệp trên 10 tỷ USD vào năm 2020. 

Dưới thời dẫn dắt của ông Quốc Anh, Techcombank đã có những bước tiến vượt bậc, nhất là trong năm 2018 và 2019 khi lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng với con số lần lượt là 8.485 tỷ đồng và 10.075 tỷ đồng.

Techcombank cũng là một trong những ngân hàng duy trì được vị thế vốn hàng đầu Việt Nam, với tỷ lệ an toàn vốn cuối kỳ theo Basel II đạt 15,5%, cao gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu là 8% của Trụ cột I Basel II. 

Một mgân hàng khác cũng có sự thay đổi nhân sự cấp cao vừa qua là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB), theo như Nghị quyết được công bố, VPBank đã chấm dứt hợp đồng lao động với hai Phó tổng giám đốc người nước ngoài là ông Kosaraju Kiran Babu và ông Sanjeev Nanavati.

Trước khi miễn nhiệm, ông Kosaraju Kiran Babu là Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối tín dụng tiểu thương từ ngày 28/11/2017; ông Sanjeev Nanavati đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc thường trực và Giám đốc điều hành cao cấp từ ngày 16/7/2018.

Sau quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trên, hiện Ban Tổng giám đốc của VPBank có Tổng giám đốc là ông Nguyễn Đức Vinh và 8 Phó tổng giám đốc. Trong đó còn có ông Fung Kai Jin là lãnh đạo người nước ngoài duy nhất ở cương vị Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước đó, ngày 3/2/2020, VPBank cũng thông báo bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, thành viên Ban Kiểm soát đơn xin từ nhiệm.

Làn sóng thay đổi lãnh đạo còn diễn ra ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), theo đó ngân hàng này cũng vừa có thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Phan Quốc Huỳnh sinh năm 1960 theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/3.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng vừa quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Thông giữ chức danh Phó chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 - 2020).

Xem thêm

Nhân sự ngân hàng: “Nóng” nhưng vẫn khó

Nhân sự ngân hàng: “Nóng” nhưng vẫn khó

Chỉ trong hai tháng đầu năm 2019, nhiều ngân hàng đã ồ ạt thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới và đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự cho tất cả các vị trí như Techcombank, Sacombank, SHB…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...