Soros bị cáo buộc 'đạo diễn hồ sơ Panama', âm mưu lật đổ Putin

Tài liệu rò rỉ từ một quỹ của tỷ phú Mỹ George Soros đã hé lộ kế hoạch lật đổ chính quyền của Tổng thống Nga Putin. Theo Sputnik, hơn 2.500 tài liệu của Quỹ xã hội mở (OSF) do nhà tài phiệt Mỹ 
Soros bị cáo buộc 'đạo diễn hồ sơ Panama', âm mưu lật đổ Putin

Tài liệu rò rỉ từ một quỹ của tỷ phú Mỹ George Soros đã hé lộ kế hoạch lật đổ chính quyền của Tổng thống Nga Putin.

Theo Sputnik, hơn 2.500 tài liệu của Quỹ xã hội mở (OSF) do nhà tài phiệt Mỹ gốc Hungary George Soros sáng lập đã bị tung lên mạng. Đứng sau vụ này là một trang web mang tên DC Leaks, tự nhận là “một nhóm điều tra muốn vạch trần sự thật về nền chính trị Mỹ”.Công kích Nga và âm mưu lật đổ Vladimir PutinTheo hãng thông tấn Sputnik, loạt hồ sơ cho thấy gây bất ổn tại Nga và hạ bệ Tổng thống Vladimir Putin là mục tiêu lớn được theo đuổi trong thập niên qua. Phía OSF từ chối bình luận về độ xác thực của các thông tin trên nhưng xác nhận hệ thống của họ bị tin tặc xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.Những tài liệu rò rỉ từ DC Leaks phơi bày kế hoạch gây bất ổn Liên minh châu Âu (EU) của tỷ phú George Soros. Theo đó, ông Soros sẽ gây hỗn loạn bằng cách thúc đẩy chính sách mở cửa biên giới và nhập cư tràn lan, phá hoại chính phủ Ukraine thông qua kích động đảo chính bất hợp pháp.Ngoài ra, tỷ phú Soros còn liên quan đến cả tham nhũng ở Mỹ, đồng thời muốn chia rẽ nước Mỹ bằng cách tích cực tài trợ cho phong trào Black Lives Matters (vấn đề cuộc sống người da đen) hay còn được hiểu là “Người da màu đáng được sống”.Tuy nhiên, theo Sputnik, Nga luôn là nước mà tỷ phú Soros muốn chia rẽ nhiều nhất và lần nào cũng “xôi hỏng bỏng không”.\
Tổng thống Nga Putin.Vào tháng 11/2012, trong tài liệu mang tên "Bản ghi nhớ kế hoạch chiến lược Nga" của Quỹ Xã hội mở (OSF), một nhóm chuyên gia quốc tế chống Putin đã thảo luận "việc xác định các ưu tiên chung cho các hoạt động của OSF ở Nga trong năm tới".Với tài liệu này, những người dự họp hy vọng những năm tháng ông Medvedev làm tổng thống Nga sẽ mở cánh cửa cho OSF tác động và gây rối chính phủ Nga. Tuy nhiên, hy vọng này đã tan theo mây khói  khi ông Putin trở lại nắm quyền lực tối cao của nước Nga.Sau đó, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Nga đã bị đặt trong vòng nghi vấn và đã bị giải thể ngay lập tức, trước khi nó kịp đe dọa chính phủ Nga.Nội dung tài liệu cũng hé lộ danh sách "những việc cần làm" để gây bất ổn ở Nga, bao gồm cả để người nhập cư tràn ngập ở Nga và gây ảnh hưởng đến hoạt động của truyền thông nước này.Tiếp sau “Bản ghi nhớ kế hoạch chiến lược Nga” là một kế hoạch mang tên “Dự án Nga” đã kêu gọi xác định và tập hợp những người đối lập với ông Putin. Bên cạnh đó, “Dự án Nga” còn nêu rõ cần đẩy mạnh các nguyên tắc toàn cầu hóa, phá hoại hình ảnh của Nga trước thềm Olympic mùa đông ở Sochi.Soros đạo diễn "Hồ sơ Panama"?Một nội dung đáng chú ý khác trong số tài liệu rò rỉ là quỹ OSF của Soros đóng vai trò tài trợ chính cho Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). Đây chính là nhóm tung ra lượng thông tin mật mang tên "Hồ sơ Panama" gây chấn động thế giới hồi đầu năm.Theo Hồ sơ Panama, hàng loạt chính khách, quan chức, người nổi tiếng đã thông qua Công ty luật Mossack Fonseca để lập công ty bình phong và quỹ đầu tư ở các “thiên đường thuế” trên thế giới.Tên của Tổng thống Putin không xuất hiện nhưng rất nhiều nhân vật thân cận của ông bị Hồ sơ Panama “điểm danh”, dẫn tới nghi ngờ về tham nhũng, trốn thuế và rửa tiền. Theo Reuters, thông tin về sự liên hệ giữa OSF và ICIJ là bằng chứng cho cáo buộc từ Tổ chức WikiLeaks rằng chính tỷ phú Soros “đạo diễn” vụ Hồ sơ Panama để bôi nhọ ông Putin và gây bất ổn.
Khi thông tin "Hồ sơ Panama" được tiết lộ, WikiLeaks - tổ chức chuyên hé lộ những thông tin động trời mà Chính phủ các nước ra sức che giấu - đã cáo buộc Chính phủ Mỹ “đứng sau” việc công bố Hồ sơ Panama nhằm công kích Nga và Tổng thống Vladimir Putin.WikiLeaks cho rằng vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" là sản phẩm của Dự án Tố cáo tội phạm và Tham nhũng có Tổ chức (OCCRP) “nhằm vào Nga và Liên Xô cũ”.Cũng theo WikiLeaks, Hồ sơ Panama “nhằm tấn công ông Putin” này được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và quỹ đầu tư mạo hiểm của tỷ phú Mỹ George Soros cấp ngân sách. Việc Chính phủ Mỹ cấp ngân sách cho Hồ sơ Panama được cho là “đòn giáng mạnh vào uy tín của Mỹ”.Ngoài ra, các tổ chức dưới quyền của tỷ phú Mỹ George Soros cũng “khét tiếng” là bài Nga. Năm 2015, Văn phòng Tổng Công tố Nga đã liệt hai Tổ chức Open Society Foundations và Open Society Institute Assistance Foundation của ông Soros vào danh sách các tổ chức “bất hảo” và cấm mọi công dân và tổ chức của Nga tham gia bất kỳ dự án nào của 2 tổ chức này.Các công tố viên của Nga tại thời điểm đó cáo buộc hoạt động của 2 tổ chức này là mối đe dọa thường trực đối với an ninh và trật tự của Nga. Đến đầu năm 2016, chính tỷ phú Mỹ Soros cũng tuyên bố, ông Putin “không phải là đồng minh” của Mỹ và châu Âu và ông Soros muốn “kiếm được lợi nhuận khổng lồ nhờ việc chia rẽ châu Âu”.Nhà báo Đức Ernst Wolff chia sẻ với Reuters rằng: “Từ lâu, Chính phủ Mỹ luôn là nước lớn tiếng tuyên bố chống lại việc trốn thuế trên toàn cầu, tuy nhiên, chính họ lại đang mở ra rất nhiều “thiên đường thuế” trên chính đất Mỹ.Chính phủ Mỹ luôn theo đuổi chính sách gây bất ổn trên toàn cầu và vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" phục vụ tốt cho mục đích này. "Hồ sơ Panama" sẽ buộc rất nhiều người trên thế giới tìm cách tuồn tiền vào các “thiên đường thuế mới” tại Mỹ."Mỹ đang sắp phải đối mặt một cuộc đại khủng hoảng kinh tế và họ muốn toàn bộ tiền bạc trên thế giới “đổ vào kho” của mình chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác”.
Nhà tài phiệt khét tiếng Soros.Tỷ phú George Soros, 86 tuổi, hiện là người giàu thứ 24 trên thế giới với tài sản ước tính khoảng 24,9 tỷ USD, theo tạp chí Forbes. George Soros được biết đến như "người đàn ông đã làm khuynh đảo nền tài chính Anh" khi từng kiếm lời hơn 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tiền tệ của Anh vào năm 1992. Ông cũng từng tuyên bố hùng hồn rằng: “Đánh bật George W. Bush ra khỏi ghế tổng thống là mục tiêu quan trọng nhất đời mình”. Và để thực hiện mục tiêu này ông đã không tiếc bỏ ra 25,5 triệu USD để đánh bại vị cựu tổng thống này.Năm 2012, Soros đã bỏ ra 1 triệu USD ủng hộ cho chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Obama. Đồng thời, ông cam kết sẽ quyên góp 35 triệu USD để hỗ trợ trẻ em tại các gia đình có thu nhập thấp ở New York và khoảng 26,5 triệu USD tài trợ cho hoạt động của nhiều tổ chức, chiến dịch khác.Năm 2009, Soros quyên góp 100 triệu USD cho khu vực  đông Âu, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến người nghèo. Ngoài ra, ông còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển giao từ chế độ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tư bản tại Hungary trong những năm 1984-1989 diễn ra trong hòa bình.Website của DC Leaks vừa mới bị đánh sập trong khi tài khoản trên mạng xã hội Twitter của tổ chức này cũng bị khóa mà chưa rõ lý do, theo trang Daily Caller. Trong khi đó, một số quan chức Mỹ cáo buộc tin tặc Nga là thủ phạm vụ xâm nhập OSF còn Moscow chưa có phản ứng.
Hồ Mai/VNF

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...