Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam đạt mức 6,7%

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025, với trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và nửa cuối năm ở mức 6,1%…

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam đạt mức 6,7%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% và nửa cuối năm ở mức 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các nhà kinh tế Standard Chartered, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì mức tốt. Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng 14,9%, nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ, chứng kiến đà hồi phục ấn tượng từ dòng mặt hàng điện tử. Ngành sản xuất cũng ghi nhận tăng trưởng ổn định, và chính sách tiền tệ phù hợp đã góp phần cho sự phục hồi kinh tế từ đầu năm đến nay.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, thể hiện rõ ràng nhất qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ. FDI giải ngân tăng 8,8% so với cùng kỳ, trong khi FDI cam kết thêm 1,9% trong cùng kỳ. Ngành sản xuất chiếm 62,6% tổng vốn FDI cam kết, còn lĩnh vực bất động sản chiếm 19,0%, gia tăng so với năm trước.

“Chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng lãi suất thêm 0,50 điểm phần trăm vào quý 2/2025. Mong muốn của chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã và đang hỗ trợ cho mức lãi suất thấp ở hiện tại. Tuy nhiên, lạm phát có thể tăng trở lại từ quý 2/2025; do đó, chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ được điều chỉnh về mức bình thường trong quý 2. Ngoài ra, một số động thái của Fed cũng là có khả năng tác động đến quyết định chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãi suất USD thấp hơn có thể giúp giảm dòng vốn chảy ra nước ngoài, trong khi thặng dư thương mại bền vững và nguồn thu từ ngành du lịch sẽ hỗ trợ VND. Mặc dù vậy, dự trữ nhập khẩu thấp vẫn là một thách thức đáng kể”, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế khu vực Thái Lan và Việt Nam của ngân hàng Standard Chartered nhận định.

Cũng trong báo cáo, ngân hàng dự đoán đồng USD sẽ mạnh lên vào giai đoạn nửa cuối năm 2025 khi các biện pháp tài khóa và thuế quan dưới thời chính quyền Donald Trump nhiệm kỳ thứ hai sẽ được làm rõ và triển khai.

Lạm phát dai dẳng và các yếu tố cấu trúc như hiệu quả kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, trong đó chênh lệch tỷ giá vẫn là động lực chính. Về dài hạn, tính bền vững của các biện pháp kích thích kinh tế vĩ mô sẽ là có tác động đến sức mạnh của đồng bạc xanh. Nếu tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể sẽ chuyển sang nhóm tài sản an toàn có khả năng phòng ngừa lạm phát.

Vào đầu năm 2025, đồng bạc xanh có khả năng phải đối mặt với một giai đoạn suy yếu do các đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp của Fed và sự bất ổn trong việc triển khai chính sách.

Động thái cắt giảm lãi suất gần đây của Fed được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các đồng tiền tệ châu Á, bao gồm VND. Nhưng dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn dự đoán đã dẫn đến áp lực cho thị trường ngoại hối Châu Á. Những diễn biến bất ổn về chính sách thương mại và các biện pháp có thể gây lạm phát dưới thời Tổng thống Trump có thể làm giảm tính ổn định của chính sách tiền tệ trong khu vực.

Dự kiến, các đợt cắt giảm lãi suất của Fed sẽ gây áp lực giảm giá lên USD trong các quý tới, đưa tỷ giá USD/VND chạm mức 25.250 vào cuối năm 2024 và 25.450 vào quý 2/2025.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…