Sữa Morinaga mua ở Tuticare nghi nhiễm tạp chất lạ?

Mã khách hàng 114KH004105 Phạm Thùy Dung có  tài khoản Tracy Phạm đăng tải thông tin phản ánh sữa mua ở Tuticare nhiễm tạp chất nghi giống hạt nêm. Chị Dung đã giao lại hộp sữa cho cửa hàng số 96 Nguy
Sữa Morinaga mua ở Tuticare nghi nhiễm tạp chất lạ?

Mã khách hàng 114KH004105 Phạm Thùy Dung có  tài khoản Tracy Phạm đăng tải thông tin phản ánh sữa mua ở Tuticare nhiễm tạp chất nghi giống hạt nêm. Chị Dung đã giao lại hộp sữa cho cửa hàng số 96 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội để yêu cầu làm rõ tạp chất đó là gì nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Nội dung chủ tài khoản phản ánh:"Em đăng vào nhóm để cho mẹ nào đang dùng cho con uống sữa mua ở tuticare thì dừng ngay và luốn không ảnh hưởng  tới sức khỏe các con. Sữa cho trẻ con mà chúng nó làm ăn thất đức như thế này thì không còn gì mà nói nữa. Sữa mình mua ở Tuticare và công ty nk và phân phối tên là Hàn Việt các mẹ nhé.Cho cơn ăn sữa gì bây giờ hả các mẹ thông thái? Hôm nay em phát hiện ra sữa con em uống là sữa giả ạ. Morigana mua ở Tuticare. Uống hết nửa hộp rồi mình phát hiện trong sữa có hạt nêm. Uống bình sữa của con nó mặt chát. Sáng nay bà cho uống nếm thử vẫn ngọt. Đến chiều pha bình khác nó nhất định không chịu uống, bà uống thử thì toàn mùi hạt nêm, kiểm tra hột sữa thì ở dưới có hạt nêm thật.Hoang mang lo sợ không biết con mình đã uống phải cái gì vào trong người. Ra chiến nhau với chúng nó và nó hẹn sáng mai sẽ giải quyết. Trước cho uống Meji cũng dính phốt nhiều quá nên đổi sang mori. Từ chiều đến giờ buồn quá, trong đầu luôn lo sợ đến sức khỏe của con. Và thực sự không biết được những hộp sữa trước con uống chất lượng như thế nào".
Thông tin được phản ánh trên tài khoản
Thông tin được phản ánh trên tài khoản
Thông tin được phản ánh trên tài khoản
Thông tin được phản ánh trên tài khoản
Sau khi nhận được thông tin, phóng viên đã liên hệ nhiều lần để tìm hiểu thực hư chuyện sữa mua ở Tuticare nhiễm hạt nêm, và tìm hiểu rõ hạt đó là hạt gì?, có ảnh hưởng đến sức khỏe?.... nhưng đều bị khước từ.
Thông tin được phản ánh trên tài khoản
Thông tin được phản ánh trên tài khoản
Tại điều 8, điều 22 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định:
Điều 8. Quyền của người tiêu dùng 1.Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
 
Điều 22. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tậtKhi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa; đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Cuộc sống của trẻ thơ đã và đang gánh chịu những rủi ro về sức khỏe, tinh thần thậm chí cả tính mạng nếu sử dụng phải "hàng nhái, hàng giả, hàng nhập khẩu kém chất lượng". Đặc biệt hàng không qua kiểm định, không dán mác rõ ràng..., đang tràn ngập thị trường để đánh lừa và móc túi người tiêu dùng, họ đã bất chấp lương tâm và luật pháp "hô biến" thành hàng xịn, hàng nhập khẩu. Chính việc này làm tổn hại đến nền kinh tế của đất nước, móc túi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của trẻ em và người tiêu thụ sản phẩm ...Với sự việc xảy ra người tiêu dùng đã mua sữa Morinaga tại Tuticare và người tiêu dùng có quyền đặt câu hỏi về chất lượng, sản phẩm được bán tại Tuticare có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? nhà nhập khẩu nào? trách nhiệm của chính hãng, trách nhiệm của nhà nhập khẩu. Còn trách nhiệm của  Tuticare  không chỉ có việc này mà cần làm rõ tất cả các mặt hàng được Tuticare cung cấp cũng cần được kiểm định và kiểm chứng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và cũng là uy tín của cửa hàng. Sự thực mãi là sự thực chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thực để tìm cách giải quyết? Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận nhưng không phải vì lợi nhuận mà vô tình hay hữu ý tiếp tay cho việc tiêu thụ sản phẩm "giả, nhái ,kém chất lượng,độc hại ) làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tinh thần, vật chất và tính mạng của người tiêu dùng.Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Linh Huyền

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…