Tài sản cổ phiếu ACB của đại gia đình Trần Mộng Hùng vượt hơn 2.444 tỷ đồng

Theo báo cáo quản trị công ty năm 2016, đại gia đình ông Trần Mộng Hùng hiện có tổng sở hữu 10,08% vốn ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với giá trị lên tới hơn 2.444 tỷ đồng.
Tài sản cổ phiếu ACB của đại gia đình Trần Mộng Hùng vượt hơn 2.444 tỷ đồng

Ông Trần Mộng Hùng và các thành viên gia đình sở hữu tổng cộng 103,5 triệu cổ phiếu ACB, chiếm tỷ lệ 10,08% vốn điều lệ ngân hàng

Dù vậy, đại gia đình ông Trần Mộng Hùng, Thành viên HĐQT ngân hàng ACB và Chủ tịch hội đồng sáng lập ngân hàng hiện là nhóm cổ đông cá nhân có sở hữu cổ phần lớn nhất tại đây.

Tính đến thời điểm 31/12/2016, ông Trần Mộng Hùng và các thành viên gia đình sở hữu tổng cộng 103.556.528 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 10,08% vốn điều lệ ngân hàng ACB. Tỷ lệ sở hữu này đã giảm gần 0,7% so với thời điểm cuối năm 2012.

Hiện, gia đình ông Hùng đang chiếm tới 3 ghế trên tổng số 9 ghế của Hội đồng quản trị ngân hàng ACB (HĐQT hiện gồm 8 thành viên và 1 thành viên độc lập).

Cụ thể, ông Trần Mộng Hùng, Thành viên HĐQT đang nắm giữ hơn 16,52 triệu cổ phiếu ACB, chiếm tỷ lệ 1,76% vốn ngân hàng. Vợ ông Hùng- bà Đặng Thu Thuỷ, Thành viên HĐQT sở hữu gần 10,98 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,17% vốn.

Ông Trần Hùng Huy - con trai ông Hùng hiện nắm vị trí Chủ tịch HĐQT đang có sở hữu cá nhân lớn nhất là 28,77 triệu cổ phiếu ACB, tỷ lệ 3,07%.

Ngoài ra, 10 thành viên khác thuộc gia đình họ nội – ngoại của ông Trần Mộng Hùng - Đặng Thu Thuỷ cũng đang có sở hữu đáng kể tại ACB cũng như nắm giữ một số vị trí lãnh đạo quan trọng. Đáng kể, bà Trần Đặng Thu Thảo sở hữu 10,57 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,13%, ông Trần Phú Mỹ nắm 7,72 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,82%; bà Đặng Thu Hà- em ruột bà Đặng Thu Thuỷ sở hữu hơn 9,44 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,01%...

Sở hữu cổ phần của đại gia đình Trần Mộng Hùng- Thành viên HĐQT ngân hàng ACB

TT

Tên thành viên

Chức vụ

Cổ phiếu

Tỷ lệ

1

Trần Hùng Huy

Chủ tịch HĐQT

28.772.070

3,07%

2

Trần Mộng Hùng (bố)

Thành viên

16.523.854

1,76%

3

Đặng Thu Thuỷ (mẹ)

Thành viên

10.978.656

1,17%

4

Trần Đặng Thu Thảo (em ông Hùng)

10.572.256

1,13%

5

Trần Minh Hoàng (em ông Hùng)

11.503.880

1,23%

6

Trần Tuyết Nga (NLQ ông Hùng)

917.321

0,1%

7

Trần Phú Mỹ (NLQ ông Hùng)

7.726.398

0,82%

8

Trần Phú Hoà (NLQ ông Hùng)

253.726

0,03%

Người liên quan bà Thuỷ

9

Lưu Thị Phương

44.860

0%

10

Đặng Thu Hà

9.444.189

1,01%

11

Đặng Thị Thu Vân

GĐ PGD

295.128

0,03%

12

Đặng Văn Phú

3.191.526

0,34%

13

Đặng Phú Vinh

GĐ Khối

3.368.664

0,36%

Tổng cộng

103.556.528

10,08%

Nguồn: Báo cáo quản trị năm 2016 của ACB

Tính theo giá cổ phiếu ACB đóng cửa phiên 25/1/2017 là 23.600 đồng/CP, khối tài sản cổ phiếu của đại gia đình ông Trần Mộng Hùng có giá trị lên tới 2.444 tỷ đồng.

Trong ban điều hành, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn vẫn duy trì sở hữu ở mức 94.836 cổ phiếu, cộng thêm số cổ phiếu của người thân ông Toàn, tỷ lệ sở hữu vẫn chưa đến 1%.

Các nhóm cổ đông của gia đình Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Trần Xuân Giá đã không còn sở hữu cổ phần tại ACB cũng như rút khỏi bộ máy điều hành. Trước đó, tháng 8/ 2012, ACB đối mặt với cuộc khủng hoảng khi cả dàn lãnh đạo cấp cao bị khởi tố, bắt giam vì những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động điều hành.

Suốt 4 năm qua, gia đình ông Trần Mộng Hùng đã quay trở lại điều hành ngân hàng ACB, trong đó, ông Trần Hùng Huy giữ vị trí Chủ tịch HĐQT cùng bố mẹ - hai thành viên trụ cột của HĐQT đã cùng chèo lái con tàu ACB vượt qua sóng gió, ổn định hoạt động, kinh doanh có lãi…

Hiện, ACB chưa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2016 và cả năm qua. Song, đến hết quý 3/2016, ngân hàng báo lãi trước thuế trong 9 tháng hơn 1.244 tỷ đồng, tăng 14%, lãi sau thuế còn 996 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt 228 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi của khách hàng đạt 201 tỷ đồng, tăng trưởng 15,5%. Cho vay khách hàng đạt 159 nghìn tỷ đồng, tăng 17%. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,13% tổng dư nợ.

Cổ đông lớn của ngân hàng ACB tại thời điểm chốt danh sách ngày 30/12/2016

TT

Tổ chức

Số lượng

Tỷ lệ

1

Standard Chartered APR Ltd.

82.263.883

8,77%

2

Connaught Investor Ltd.

68.114.834

7,26%

3

Dragon Financial Holdings Ltd.

63.899.613

6,81%

4

Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd.

58.395.142

6,23%

Thu Hằng

>> Điều gì ẩn giấu sau số lợi nhuận “đẹp như mơ”?

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...