“Tảng băng chìm” trong vụ án DongABank

Năm 2015, CEO Trần Phương Bình từng tiết lộ, chênh lệch số tiền gửi vào và rút ra trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm và thanh toán qua tài khoản ngân hàng bị âm 4.834 tỷ đồng trong 4 ngày sau khi Dong
“Tảng băng chìm” trong vụ án DongABank

DongAbank đã bị âm tiền hơn 4.834 tỷ đồng chỉ 4 ngày sau khi bị kiểm soát đặc biệt vào tháng 8/2015

Tối ngày 9/12/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công An (C46) đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với một số cán bộ nguyên là lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) do vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong đó có ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongABank, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó Tổng giám đốc DongABank và 3 nhân viên có liên quan.

Trước đó, ngày 20/8/2015, ông Trần Phương Bình đã bị cách chức Tổng giám đốc DongABank sau khi ngân hàng này bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Các lãnh đạo này đã không tham gia điều hành hơn 1 năm rưỡi qua. 

“Tảng băng chìm” trong vụ án DongABank ảnh 1

Ông Trần Phương Bình, sinh năm 1959, là cử nhân kinh tế, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kinh tế, trước khi chuyển sang gây dựng và dẫn dắt ngân hàng phát triển trong hơn 23 năm qua.

Ông Trần Phương Bình đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc DongA Bank từ năm 1998 và là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị từ 2013 đến nay. Sát cánh cùng ông là vợ, bà Cao Thị Ngọc Dung - từng đảm nhận vai trò Chủ tịch DongA Bank thời đầu, sau lui về làm cố vấn và tập trung quán xuyến công việc tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), nơi bà đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

Kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước về DongABank cho thấy trong giai đoạn 2012 trở về trước, DongABank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng Đông Á.

Trước đó, khi chưa có lệnh kiểm soát đặc biệt, ngân hàng Đông Á đã có văn bản xin Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian đến cuối năm để xây dựng đề án cơ cấu lại. Có hai phương án chính là tăng cường xử lý nợ xấu và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, trong đó phương án hai là giải pháp tốt nhất. Trong kế hoạch tăng vốn này, lãnh đạo Ngân hàng Đông Á có dự định bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tới 49% và hỗ trợ tài chính để nhà băng xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, ngay sau khi DongABank bị kiểm soát đặc biệt, ông Trần Phương Bình đã nhanh chóng trao đổi với báo giới về sự ảnh hưởng của ngân hàng khi thông tin bị kiểm soát đặc biệt được công bố. Cụ thể, trong 04 ngày từ 14-18/8/2015 (trừ chủ nhật), chênh lệch số tiền gửi vào và rút ra trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm và thanh toán qua tài khoản ngân hàng bị âm 4.834 tỷ đồng (trong đó tiền rút ra 15.424 tỷ đồng và gửi vào là gần 10.592 tỷ đồng).

Ngày có số âm chênh lệch cao nhất là 17/8/2015 - âm 2.377 tỷ đồng. Số vàng giữ hộ trong bốn ngày qua cũng sụt giảm hơn 7.400 lượng. Toàn bộ số tiền, vàng này đều do DongA Bank tự đảm bảo chi trả, và chưa sử dụng bất cứ nguồn vay cấp vốn nào từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

Tính đến 13/8/2015, tổng tài sản của Ngân hàng Đông Á đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ, tương đương 3,37% so với năm 2014. Tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư hơn 81.400 tỷ đồng, tăng 4,9%; dư nợ cho vay khách hàng gần 51.200 tỷ đồng, tăng 1.262 tỷ đồng, tương đương 2,43% so với đầu năm 2015. Lợi nhuận trước thuế 7 tháng đầu năm 2015 hợp nhất đạt 106 tỷ đồng, trong đó ngân hàng và 2 công ty trực thuộc là Công ty Chứng khoán Đông Á và Kiều hối Đông Á đều có lợi nhuận.

Nhưng ngay sau đó, ông Trần Phương Bình lại tiếp tục viết tâm thư xin lỗi cổ đông, khách hàng.

Tuy nhiên, câu chuyện của DongABank không chỉ là mong muốn được khắc phục lỗi của nguyên Tổng giám đốc - ông Trần Phương Bình, nó phụ thuộc vào những thiệt hại mà DongABank đang phải khắc phục khi những vấn đề về: cho vay sân sau, các công ty liên quan, kinh doanh vàng và có một phần liên quan đến công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)… dẫn đến tỷ lệ nợ xấu rất cao.

Hiện nay, cán bộ lãnh đạo mới của DongABank đang khẩn trương khắc phục tình trạng nợ xấu của ngân hàng này. Tính đến ngày 30/11/2016, DongA Bank đã xử lý và thu hồi được 3.655 tỷ đồng nợ xấu so với thời điểm tính từ thời điểm 13/8/2015 (thời điểm kiểm soát đặc biệt). Đây là một con số rất tích cực so với tổng nợ xấu của ngân hàng này khi nhân sự mới về nhận nhiệm vụ được hơn 01 năm.

Theo Hoàng Anh/BizLive

>> Cựu sếp bị bắt, cổ đông DongABank lại "nín thở"

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...