Tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm, tín dụng xanh mới chiếm 4,4% dư nợ toàn nền kinh tế

Sáng 4/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng dụng xanh”...

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo
Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng dụng xanh”, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho biết, kể từ hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Mục tiêu đầy tham vọng này được Việt Nam tái khẳng định tại COP27 và tiếp tục được đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu nhấn mạnh tại COP28 đang diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

“Để hiện thực hóa mục tiêu xanh của Việt Nam không chỉ đòi hỏi việc hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao nhận thức, xây dựng hệ thống giám sát đủ năng lực thực thi cam kết mà còn cần tới một nguồn lực khổng lồ”, ông Minh nói.

Thực tế, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng “0”. Trong đó, hành trình khử các bon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực.

Tuy nhiên, khu vực công không thể đáp ứng đủ con số đó. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát thải ròng bằng 0 trong giai đoạn 2021-2050, Việt Nam sẽ cần huy động thêm 144 tỷ USD ngoài nguồn ngân sách nhà nước, tương đương với 2,2% GDP. Vì vậy, ông Minh cho rằng, với một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có thu nhập trung bình thấp, việc huy động nguồn lực lớn như vậy là một bài toán không đơn giản. Trong bối cảnh đó, tài chính xanh là một trong những lời giải, và tín dụng xanh là một chìa khóa.

Cũng tại hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thông tin, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động lồng ghép trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, xây dựng các giải pháp, chương trình trong hoạt động tín dụng và ngân hàng góp phần hỗ trợ nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

z4940616768569-bbe956c962245fd1e42157dee4d0bd7b-4564.jpg
Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Nhờ vậy, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%).

Đồng thời, các tổ chức tín dụng đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bà Tùng cho hay, việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng xanh hiện nay còn gặp một số khó khăn như chưa có quy định chung của Quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực; lĩnh vực xanh đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài trong khi vốn của các tổ chức tín dụng là vốn huy động ngắn hạn…

Để các cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả nhằm mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh, đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra 3 kiến nghị.

Thứ nhất, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành rà soát, tham mưu hoàn thiện hành lang pháp lý.

Thứ hai, đối với các tổ chức tín dụng xác định hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh là xu thế, yêu cầu để hướng đến phát triển bền vững, từ đó lồng ghép phát triển xanh trong định hướng, xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh của tổ chức tín dụng; 5 đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về môi trường, nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu cấp tín dụng xanh, huy động tài chính xanh.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án xanh: Phối hợp cung cấp đầy đủ các thông tin về môi trường liên quan để được tổ chức tín dụng thẩm định cho vay thực hiện dự án, kiểm soát chất lượng khoản vay; đồng thời khách hàng nâng cao trách nhiệm ý thức bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...