Tăng trưởng tín dụng của Eximbank gặp khó

Eximbank là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động kém khả quan trong vài năm gần đây và chưa thể hiện chiến lược phục hồi rõ ràng nào cho vài năm tiếp theo.
Tăng trưởng tín dụng của Eximbank gặp khó

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có kết quả kinh doanh khá thất vọng từ đầu năm đến nay với tiến độ tái cơ cấu chậm chạp. Trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt thu nhập lãi thuần 2.307 tỷ đồng, tăng trưởng 17%. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.136 tỷ đồng tăng trưởng 148%.

Mặc dù vậy, lợi nhuận của Eximbank tăng mạnh nhờ hoạt động ngoài lãi. Tổng thu nhập ngoài lãi tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ lên 1.004 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản lợi nhuận không thường xuyên từ thoái vốn tại Sacombank. 

Nếu không tính đến khoản lợi nhuận thoái vốn này (521 tỷ đồng), tổng thu nhập ngoài lãi chỉ là 483,38 tỷ đồng, giảm 18,73% so với cùng kỳ.

Với mảng kinh doanh lõi, ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Thực tế, cho vay khách hàng đã giảm 2,71% so với đầu năm, từ 101 nghìn tỷ đồng xuống còn 98,1 tỷ nghìn đồng. Cho vay khách hàng giảm mạnh hơn trong quý 3 ,tiếp theo xu hướng giảm của quý trước đó. 

Được biết, cho vay khách hàng giảm chủ yếu là do các khoản cho vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp giảm. Dư nợ của Eximbank chỉ tăng trung bình gộp 3%/năm kể từ năm cuối năm 2014, cho thấy ngân hàng mất dần thị phần cho các ngân hàng cỡ vừa khác.

Lợi suất đầu tư trái phiếu của Eximbank thấp tỷ trọng trái phiếu VAMC (lãi suất 0%) trong tổng danh mục trái phiếu đầu tư chiếm tỷ lệ cao, khoảng 27,81%. Kể cả trong trường hợp không bao gồm trái phiếu VAMC, lợi suất gộp trái phiếu của ngân hàng thực tế cũng chỉ là 3,73%, là mức thấp dù kỳ hạn bình quân trên danh mục trái phiếu chính phủ của Eximbank là 2-3 năm. Thông thường, lợi suất thị trường của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2-3 năm là khoảng 4,4%-4,5%.

Tiền gửi khách hàng của ngân hàng chỉ đạt 119 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 1,38% so với đầu năm. Chi phí hoạt động tăng nhẹ và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 322 tỷ đồng giảm 33,8% so với cùng kỳ.

Không giải ngân được nhiều, nhưng hệ số an cho vay trên huy động thuần (LDR) của Eximbank tiếp tục giảm xuống 83% từ 86% vào cuối năm 2017. Eximbank là một trong những ngân hàng có hệ số LDR thuần thấp nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Báo cáo của ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu sau xử lý được kiểm soát ở mức 2,07%. Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn trích lập dự phòng khá thấp cho các khoản nợ xấu. 

Tỷ lệ quỹ dự phòng trên tổng nợ xấu của Eximbank ở mức thấp là 59,6%. Dù cải thiện khá nhiều so với mức 25% vào năm 2016, nhưng Eximbank vẫn đang trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung ngành ngân hàng.

Đặc biệt, Eximbank đang có 5.741 tỷ đồng trái phiếu VAMC theo mệnh giá, chiếm 5,82% tổng dư nợ, trong khi ngân hàng mới chỉ trích lập lũy kế được 1.664 tỷ đồng. Theo đó giá trị trái phiếu VAMC thuần là 4.007 tỷ đồng. Trong trường hợp không thu hồi được thêm nợ xấu quý cuối năm nay, Eximbank sẽ phải trích lập thêm hàng trăm tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu VAMC. 

Ngoài ra, ngân hàng đối mặt với khoản chi phí phát sinh hơn 245 tỷ đồng trong vụ chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Theo Trần Anh/TheLEADER

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...