Tập đoàn Dệt may Vinatex được chuyển giao về SCIC

Ngày 23/11, Bộ Công Thương và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về SCIC.
Tập đoàn Dệt may Vinatex được chuyển giao về SCIC

Theo biên bản chuyển giao được ký kết, giá trị vốn đầu tư của nhà nước tại Vinatex chuyển giao về SCIC là 2.674.381 triệu đồng, chiếm 53,49% vốn điều lệ của Vinatex. Vinatex đã hoàn thành cổ phần hóa và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 29/1/2015.

Theo đại diện Bộ Công Thương, các công việc liên quan giữa Bộ Công Thương và SCIC đã được làm rõ trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành.

Sau khi tiếp nhận doanh nghiệp, SCIC sẽ phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn nhà nước cũng như nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Việc chuyển giao vốn nhà nước tại Vinatex có ý nghĩa quan trọng thể hiện quyết tâm của Bộ Công Thương, SCIC và doanh nghiệp trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tái cấu trúc doanh nghiệp.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, tiếp theo việc chuyển giao Vinatex, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý tồn tại, hoàn thiện hồ sơ tại 5 doanh nghiệp còn lại do Bộ quản lý để chuyển giao vốn nhà nước về SCIC theo quy định.

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định việc các Bộ/UBND tỉnh chuyển giao về SCIC để triển khai bán phần vốn nhà nước tại 62 doanh nghiệp tại 6 Bộ và 16 địa phương với tổng số vốn nhà nước là trên 11.200 tỷ đồng (chiếm 65,3% vốn điều lệ các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao).

Trong số đó có 7 doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương cần chuyển giao. Và năm 2017, Bộ Công Thương đã chuyển giao 1 doanh nghiệp, năm 2018 chuyển giao Vinatex.

Tính từ khi thành lập năm 2006, SCIC đã tiếp nhận 55 doanh nghiệp từ Bộ Công Thương và Bộ Thương Mại ( thời điểm chưa sát nhập với Bộ Công nghiệp).

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.