Tập đoàn FLC lỗ 785 tỷ đồng trong quý III/2022

Tập đoàn FLC vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022. Điều đáng chú ý, Tập đoàn này đã trích lập dự phòng hàng trăm tỷ cho đơn vị thành viên.

Tập đoàn FLC cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 430 tỷ đồng. Nguyên nhân là do kinh doanh dưới giá vốn khiến Tập đoàn FLC lỗ gộp hơn 96 tỷ đồng.

Giải trình về vấn đề này, Tập đoàn FLC cho biết, doanh thu và giá vốn hàng bán kỳ này giảm tương ứng 70% - 60% so với cùng kỳ năm trước do tác động của hàng loạt yếu tố.

Bao gồm ảnh hưởng từ tình hình chung của thị trường kinh doanh bất động sản; sự thay đổi trong chính sách tín dụng dành cho khách hàng đầu tư; cũng như việc doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc bộ máy và các mảng kinh doanh cốt lõi.

Tập đoàn FLC
lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn FLC đảo chiều từ lãi kỳ trước sang lỗ 785 tỷ đồng kỳ này và lỗ luỹ kế đến 30/9/2022 là hơn 1.891 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tập đoàn FLC tiếp tục ghi nhận khoản lỗ hơn 317 tỷ từ việc đầu tư vào các đơn vị liên doanh, liên kết chủ yếu trong mảng hàng không và dịch vụ khách sạn. Đây là hai mảng kinh doanh đang trên đà phục hồi tích cực, nhưng lợi nhuận cũng chưa thực sự đạt như kỳ vọng.

Do đó, cũng tương tự như quý II, Tập đoàn FLC vẫn phải trích lập dự phòng đầu tư cho các đơn vị liên doanh liên kết, khiến chi phí tài chính công ty mẹ quý 3 lên tới hơn 512 tỷ đồng, tăng 259% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo hợp nhất của Tập đoàn FLC trong quý III/2022 cũng cho thấy chi phí tài chính tăng 58%. Ngược lại, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 93% do cơ cấu lại các khoản vay trong kỳ.

Mặc dù chi phí bán hàng giảm mạnh đến 71% so với cùng kỳ, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng đến 147%, đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản phải thu quá hạn.

Do đó, lợi nhuận thuần của Tập đoàn FLC đã bị âm hơn 775 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế đảo chiều từ lãi kỳ trước sang lỗ 785 tỷ đồng kỳ này và lỗ luỹ kế đến 30/9/2022 là hơn 1.891 tỷ đồng.

Kết thúc quý III, cơ cấu vay và nợ thuê tài chính của Tập đoàn FLC biến đổi mạnh, với vay và nợ thuê tài chính dài hạn và ngắn hạn đến cuối tháng 9/2022 là 5.015 tỷ. Trong đó, vay ngắn hạn tăng 1.158 tỷ, tương ứng 57% so với đầu năm. Ngược lại vay dài hạn lại giảm 2.347 tỷ, tương ứng 56%. Việc cơ cấu nợ vay hiệu quả giúp các khoản vay và nợ thuê tài chính của FLC giảm mạnh trên 1.188 tỷ so với thời điểm đầu năm.

Kết thúc quý III/2022, FLC ghi nhận quy mô tổng tài sản là 36.216 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 19.390 tỷ (tương ứng 53,5% tổng tài sản), tài sản dài hạn là 16.825 tỷ (tương ứng 46,5%).

Xem thêm

FLC dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào cuối tháng 11

FLC dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào cuối tháng 11

Tập đoàn FLC (MCK: FLC) vừa có công văn phúc đáp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) về nghĩa vụ giải trình kế hoạch tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông và công bố thông tin các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...