Tập đoàn FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỷ đồng, giải trình về việc chậm nộp báo cáo tài chính

FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, vì vậy Cục thuế Thành phố Hà Nội quyết định thực hiện cưỡng chế tổng số tiền hơn 91 tỷ đồng…

Tập đoàn FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỷ đồng, giải trình về việc chậm nộp báo cáo tài chính

Mới đây, Công ty Cổ Phần Tập đoàn FLC đã công bố các quyết định của Cục thuế Thành phố Hà Nội về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

Theo đó, FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, vì vậy Cục thuế Thành phố Hà Nội quyết định thực hiện cưỡng chế tổng số tiền hơn 91 tỷ đồng, bao gồm 15,2 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân, 61,7 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 3,2 triệu đồng tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính và 14,2 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế.

Trước đó, vào đầu tháng 1/2024, Cục thuế Thành phố Hà Nội cũng có quyết định cưỡng chế gần 90 tỷ đồng gồm thuế chậm nộp thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp trích tiền từ các tài khoản của FLC tại ngân hàng.

Một thông tin đáng chú ý khác, mới đây Tập đoàn FLC cũng nhận được công văn của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc nhắc nhở công bố thông tin và yêu cầu FLC giải trình có dấu hiệu nghi vấn vi phạm quy định về công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với HNX.

Theo FLC, hiện nay các báo cáo kiểm toán năm 2021 của công ty chưa được phát hành do tập đoàn và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận giữa hai bên về ý kiến kiểm toán tại Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.

Do đó, FLC chưa thể phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, 2022 và các quý của năm 2023.

FLC cho biết đang nỗ lực phối hợp cùng đơn vị kiểm toán thực hiện các thủ tục bổ sung làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp và công bố thông tin theo quy định.

Về việc chậm công bố thông tin bất thường, FLC cho biết, ngày 2/1, tập đoàn đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường 2024 và nộp hồ sơ công bố thông tin kết quả cuộc họp không đủ điều kiện tiến hành theo quy định qua hệ thống quản lý thông tin trực tuyến trên CIMS.

Ngày 8/1/2024, FLC cho biết HNX đã ra thông báo từ chối do yêu cầu bổ sung biên bản kiểm phiếu. Ngay sau khi nhận được thông báo từ HNX, FLC đã nộp bổ sung hồ sơ theo yêu cầu và tiếp tục bị từ chối do đề nghị doanh nghiệp đóng dấu đỏ vào biên bản kiểm phiếu. Đến ngày 9/1/2024, FLC đã bổ sung tài liệu và hồ sơ đã được chấp thuận.

Ở một diễn biến khác, vào ngày 20/2 vừa qua, Tập đoàn FLC đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với sự tham dự của 103 cổ đông, chiếm hơn 33,721% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Theo kế hoạch đặt ra, năm 2024, tập đoàn cho biết vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với ba trụ cột chính: kinh doanh bất động sản, kinh doanh nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh.

Đại hội đồng cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh bất động sản với doanh thu 1.187 tỷ đồng. Đối với mảng du lịch nghỉ dưỡng, tập đoàn kỳ vọng đạt doanh thu 1.213 tỷ đồng, lợi nhuận đủ để duy trì bộ máy cũng như thực hiện các cam kết với các bên liên quan khác như cơ quan nhà nước, khách hàng, ngân hàng.

Ngoài ra Đại hội đồng cổ đông cũng đã miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm. Hai người thay thế là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh. Như vậy, Hội đồng quản trị mới của FLC sẽ có 5 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Lê Bá Nguyên; Phó Chủ tịch thường trực bà Vũ Đặng Hải Yến và bà Trần Thị Hương; và các thành viên là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.

FLC không công bố báo cáo tài chính từ quý 4/2022 đến nay, vì vậy tình hình tài chính của công ty không được tiết lộ. Theo thông tin từ doanh nghiệp, tổng giá trị tài sản hiện hữu của FLC đạt hơn 21.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vì sao cổ phiếu SHB tăng giá bất chấp thị trường 'đỏ lửa'

Vì sao cổ phiếu SHB tăng giá bất chấp thị trường 'đỏ lửa'

Ngược dòng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHB vẫn giữ sắc xanh duy nhất trong rổ VN30 và ngành Ngân hàng. Kết phiên, thị giá SHB tăng 0,44%, đây cũng là một trong 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Khối lượng giao dịch gần 99 triệu cổ phiếu khớp lệnh...

LPBank: Ước lãi quý 1/2024 đạt 2.886 tỷ đồng, muốn đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank: Ước lãi quý 1/2024 đạt 2.886 tỷ đồng, muốn đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Trong quý 1/2024, lợi nhuận trước thuế của LPBank ghi nhận đạt 2.886 tỷ đồng, tăng hơn 84% so với cùng kỳ, thực hiện 27,49% kế hoạch năm. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới, LPBank dự kiến trình cổ đông phương án đổi tên thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam”...

Chuỗi Pizza 4P's lãi kỉ lục trong năm 2023

Chuỗi Pizza 4P's lãi kỉ lục

Trước đó, chuỗi Pizza 4P's trong giai đoạn 2020 - 2021 đã liên tục báo lỗ do những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, và bắt đầu có lãi trở lại từ năm 2022.

TCBS báo lãi nghìn tỷ trong quý 1/2024, lọt top 3 thị phần môi giới

TCBS báo lãi nghìn tỷ trong quý 1/2024, lọt top 3 thị phần môi giới

Trong quý đầu năm 2024, TCBS đã mang về 1.160 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước, cao hơn 32% so với quý 4/2023 trước đó. Như vậy kết thúc quý 1, công ty chứng khoán này đã thực hiện 26% về doanh thu và 31% chỉ tiêu lợi nhuận...