Thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2020-2025. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.
Thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng. Ngoài ra, Hội đồng có 3 Phó Chủ tịch là: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Ủy viên Thường trực là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quyết định nêu rõ các nội dung, lĩnh vực hoạt động điều phối liên kết vùng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm: Liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; điều phối phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; điều phối thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các hoạt động, liên kết khác quy định tại Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ; nội dung, lĩnh vực khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bộ, ngành, địa phương thực hiện quy hoạch vùng, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội đồng còn có nhiệm vụ thông qua kế hoạch triển khai các hoạt động về phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Tổ chức các hoạt động chung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, truyền thông của vùng; thành lập các tiểu ban điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Về quy chế hoạt động, Hội đồng thực hiện phối hợp phải bảo đảm nguyên tắc đồng thuận giữa các bộ, ngành; giữa các bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với nhau trong vùng. Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho bộ, ngành, địa phương nào có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp đó.

Hoạt động điều phối được thực hiện thông qua Hội nghị Hội đồng điều phối vùng. Trên cơ sở nội dung các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, các bộ, ngành, địa phương trong vùng thảo luận để thỏa thuận, thống nhất và triển khai các nội dung thực hiện liên kết, phối hợp.

Quyết định nêu rõ: Hội đồng điều phối vùng làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận, trao đổi ý kiến để thỏa thuận thống nhất vì lợi ích chung của vùng, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...