Thấy gì từ hai báo cáo kiểm toán độc lập “cùng ngày, cùng số, khác nội dung” tại Ocean Bank?

“BCTC có mục đích đặc biệt chỉ phục vụ và gửi cho NHNN, nhưng với tư cách là công ty đại chúng, Ocean Bank phải công bố những thông tin có liên quan đến báo cáo này. Vì sao có báo cáo này? Tỷ lệ nợ xấ
Thấy gì từ hai báo cáo kiểm toán độc lập “cùng ngày, cùng số, khác nội dung” tại Ocean Bank?

Hai báo cáo kiểm toán độc lập “cùng ngày, cùng số, khác nội dung”

Tham gia xét hỏi sáng 11/9, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bảo vệ cho bị cáo Hà Văn Thắm) đã công bố một tài liệu mà ông đã thu thập được. Đó là việc đang có tới 2 báo cáo kiểm toán độc lập cho báo cáo tài chính (BCTC) năm 2014 của Ocean Bank.

“Hai báo cáo kiểm toán này nó có hai nội dung. Cùng một tổ chức kiểm toán, cùng một ngày, cùng một số nhưng có hai nội dung. Có một báo cáo kiểm toán là từ chối đưa ra kết luận kiểm toán đối với BCTC. Nhưng kèm theo lại có một cái báo cáo kiểm toán được thể hiện rằng, kiểm toán theo yêu cầu đặc biệt của NHNN và chỉ phục vụ cho NHNN, không phục vụ cho các nội dung, mục đích khác”, ông Thiệp công bố khi chất vấn đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham dự phiên tòa.

Luật sư Thiệp hỏi vị đại diện PVN rằng: “Vậy thì với nội dung ấy, tôi muốn hỏi là với tư cách là chủ sở hữu 20% vốn, PVN có nhận được báo cáo kiểm toán này không?”.

Vị đại diện PVN không trả lời trực tiếp vào vấn đề mà ông Thiệp nêu ra, bởi theo vị này, “chúng tôi chưa được đọc, chúng tôi chưa được xem tài liệu đó như thế nào. Thế nên chúng tôi không có thông tin để trả lời”.

Tuy vậy, vị đại diện được PVN ủy quyền cũng khẳng định trước HĐXX và luật sư: “Về việc thực hiện quyền của cổ đông trong OJB, chúng tôi khẳng định là người đại diện của PVN tại OJB đã thực hiện đầy đủ tất cả các quyền và nghĩa vụ của cổ đông”.

Thấy đại diện PVN dường như chưa thực sự rõ về tài liệu mà luật sư Nguyễn Huy Thiệp công bố, Thẩm phán Trương Việt Toàn đề nghị “vị đại diện tìm hiểu thêm văn bản đó”.

Tiếp tục làm rõ chi tiết liên quan đến hai báo cáo kiểm toán độc lập, luật sư Thiệp xin hỏi đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Vị luật sư cho rằng, theo Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Chính phủ, về nguyên tắc, NHNN phải chuyển báo cáo tài chính này tới cho hội nghị cổ đông để cổ đông biết thực trạng về tài chính ngân hàng Ocean Bank.

Tuy nhiên, đại diện NHNN, ông Trần Anh Hùng, cũng không cũng không trả lời trực tiếp vào nội dung được hỏi, mà chỉ khẳng định, NHNN mua lại Ocean Bank tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

“Vậy các ông có tuân thủ theo quyết định 48 này không?”, luật tư Thiệp gặng hỏi.

Thấy vị đại diện NHNN ngập ngừng không trả lời, Thẩm phán Trương Việt Toàn đề nghị ông Hùng trả lời nhanh. “Tôi xin phép không trả lời”, ông Hùng đáp.

Vị đại diện NHNN cũng nói thêm rằng, liên quan tới những câu hỏi mà NHNN mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng, ông sẽ không trả lời, vì nó thuộc giai đoạn 2 của vụ án.

Chuyên gia kiểm toán nói gì?

Chi tiết về hai báo cáo kiểm toán độc lập, “cùng một tổ chức kiểm toán, cùng một ngày, cùng một số nhưng có hai nội dung” mà luật sư Thiệp đã công bố, khiến nhiều người theo dõi phiên tòa quan tâm, thắc mắc.

Không ít ý kiến băn khoăn về tính hợp lý, hợp lệ của 2 báo cáo kiểm toán độc lập mà đơn vị kiểm toán (Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, viết tắt: E&Y) đã phát hành. Xa hơn nữa, cũng có quan điểm băn khoăn về thực trạng tài chính thực sự của Ocean Bank trước ngày bị mua 0 đồng.

Vậy thực tế, 2 văn bản này có mâu thuẫn và phủ nhận lẫn nhau?

Theo như quan sát của VietTimes, hai báo cáo kiểm toán độc lập mà E&Y đã phát hành cùng ngày, đúng là mang hai nội dung khác nhau – như luật sư Thiệp đã nêu. Tuy nhiên, chúng không đối lập và phủ nhận lẫn nhau. Mỗi báo cáo mang một nội dung với một mục đích và ý nghĩa riêng.

Một báo cáo, do “không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán”, nên E&Y từ chối đưa ra ý kiến.

Báo cáo còn lại, E&Y thể hiện rõ “báo cáo tài chính kèm theo được lập cho mục đích đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vì thế, báo cáo tài chính này có thể không phù hợp cho mục đích khác".

"Báo cáo kiểm toán của chúng tôi chỉ dành riêng cho Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và không được cung cấp cho bên nào khác ngoài các đơn vị này”, E&Y nói thêm.

Để hiểu rõ thêm, VietTimes cũng trao đổi với ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam.

Vị chuyên gia này cho biết, theo quy định của chuẩn mực kế toán, có hai dạng báo cáo tài chính là báo cáo tài chính cho mục đích chung và báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt.

“BCTC cho mục đích chung được công bố ra công chúng. Trong khi, BCTC cho mục đích đặc biệt, như ở đây, đã được kiểm toán ghi rõ là chỉ được cung cấp “đặc biệt” cho Ngân hàng Nhà nước”, ông Long phân tích.

Theo vị Giám đốc CMA Australia: “Mặc dù hai BCTC có nội dung khác nhau nhưng công ty kiểm toán đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình và tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan”.

Đi sâu vào trường hợp Ocean Bank, ông Long nói: “Vấn đề ở chỗ, Ocean Bank là công ty đại chúng, phải công bố thông tin theo luật định, cũng như chủ động công bố những thông tin có ảnh hưởng đến cổ đông. BCTC có mục đích đặc biệt có nội dung khác với BCTC cho mục đích chung đã công bố nhưng kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.”

“BCTC có mục đích đặc biệt chỉ phục vụ và gửi cho NHNN, nhưng với tư cách là công ty đại chúng, Ocean Bank phải công bố những thông tin có liên quan đến báo cáo này. Như tại sao có báo cáo này? Tỷ lệ nợ xấu theo đúng chuẩn là bao nhiêu? Hệ số CAR hiện tại là bao nhiêu?... Để cổ đông và công chúng có thể đánh giá và ra quyết định phù hợp. Chỉ cho đến khi NHNN quyết định mua lại Ocean Bank với giá 0 đồng thì cổ đông mới thực sự biết tình trạng tài chính rất bi đát của ngân hàng”, vị chuyên gia nêu vấn đề.

Chiều 12/9, VietTimes cũng đã thử liên lạc với một lãnh đạo Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – đơn vị phát hành báo cáo kiểm toán độc lập mà luật sư Thiệp đề cập nhưng chưa được vị này bắt máy.

Theo Viettimes

>> Đại án OceanBank: Giữa năm bị mua 0 đồng, “cuối năm báo lãi 1.000 tỷ”

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...