Thời của kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành lĩnh vực

Dư địa của kinh tế số ICT - công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông - không còn nhiều. Nhưng kinh tế số nền tảng - như Grab, Taobao và kinh tế số ngành lĩnh vực vẫn còn dư địa rất nhiều...

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Đường, chuyên gia chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông tại diễn đàn "Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững".

Ông Đường cho biết, kinh tế số là một không gian tăng trưởng mới. Chiến lược kinh tế số đã định hình ra ba cấu phần là kinh tế số ICT và hai lĩnh vực khác là kinh tế số nền tảng, kinh tế số ngành lĩnh vực.

Tuy nhiên, hiện kinh tế số ICT chiếm 6,1% GDP, trong khi trung bình thế giới là 6,9%, nghĩa là không gian tăng trưởng không còn nhiều. 

Bù lại, Kinh tế số nền tảng trung bình thế giới là 16% GDP, nhưng Việt Nam chỉ có 1,6%, chỉ bằng 1/10 thế giới. Còn với kinh tế số ngành, trung bình toàn cầu là 10% GDP, của Việt Nam chỉ có 1,9%. "Vì vậy không gian tăng trưởng cũng còn rất lớn", ông Đường khẳng định.

Ông Đường cho biết thêm, kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành, lĩnh vực  là những lĩnh vực còn nhiều không gian tăng trưởng vì chuyển đổi số của những ngành khác như ngành nông nghiệp, dệt may, ngành gỗ rộng hơn ngành thông tin truyền thông.

Tuy nhiên, ông Đường cũng chỉ ra sự dịch chuyển trong kinh tế số có những đặc điểm rất khác, mà không chỉ riêng Bộ Thông tin và truyền thông, lĩnh vực ICT mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt.

kinh tế số
Ông Nguyễn Trọng Đường, chuyên gia Chuyển đổi số Bộ Thông tin và Truyền thông

Cụ thể, trước đây chúng ta tập trung kinh doanh bán những sản phẩm đã có, nhưng đến nay sẽ phải tập trung vào khách hàng, bán những thứ khách hàng cần.

Về cạnh tranh, trước đây chúng ta xác định 4 yếu tố gồm đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh, khả năng thương thuyết với người cung cấp vật tư và khả năng thương thuyết với người mua hàng. Nhưng đến nay, ví dụ một doanh nghiệp nhập khẩu phải đối mặt với sự cạnh tranh với cả người mua người mua hàng, họ có thể lên Alibaba, Taobao... nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. 

"Điều này trở thành một hệ sinh thái cạnh tranh bất đối xứng, vì thế, các doanh nghiệp phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh chứ không thể cạnh tranh rõ ràng như trước", ông Đường nói.

Về kinh tế số, lực lượng chính là doanh nghiệp số, không hẳn là các doanh nghiệp làm phần cứng, phần mềm mà trong kinh tế số nền tảng hay trong kinh tế số ngành lĩnh vực, cả chúng ta đều có thể là doanh nghiệp số.

Ví dụ doanh nghiệp Grab, là một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực taxi, nhưng bản thân họ lại là doanh nghiệp nền tảng số và kinh doanh bằng nền tảng số. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp như vậy. Hoặc các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, trở thành một doanh nghiệp số trong các ngành, lĩnh vực cũng vậy.

Do đó, ông Đường cho rằng, doanh nghiệp đều phải chuyển đổi số để phát triển trong nền kinh tế số, không phải chuyển đổi theo phong trào khi nhiều người không hiểu bản chất của chuyển đổi số. Chúng ta chuyển đổi để tạo ra giá trị cao hơn, để tồn tại và sống sót. Trong bộ chuyển đổi số có 6 trụ cột chính, trong đó quan trọng nhất là chuyển đổi số khách hàng, trải nghiệm khách hàng, sau đó mới đến hạ tầng, công nghệ, vận hành, văn hóa, dữ liệu.

“Để chuyển đổi số trước hết phải thay đổi tư duy, phải hiểu và thay đổi. Chúng ta cần phải sửa đổi quy chế, thể chế không phải chỉ là pháp luật của nhà nước mà chính là những quy định quy trình trong chính doanh nghiệp. Chúng ta cũng cần chuyển đổi số theo từng lĩnh vực, ví dụ như marketing, tìm kiếm khách hàng mới và có thể dùng thương mại điện tử để mỗi doanh nghiệp đều có thể trở thành một nhà xuất khẩu. Cuối cùng lại mới là chuyển đổi số toàn diện”, ông Đường nhấn mạnh.

Kinh tế số ICT gồm: sản xuất phần cứng, sản xuất phần mềm, sản xuất nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truy cập Internet.

Kinh tế số Internet/nền tảng gồm: kinh tế dữ liệu số, kinh tế nền tảng số, dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế chia sẻ, kinh tế thuật toán, kinh tế internet.

Kinh tế số ngành/lĩnh vực, gồm: quản trị điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, và du lịch thông minh.

Xem thêm

Chuyển đổi số mới chỉ ở phần nhận thức

Chuyển đổi số mới chỉ ở phần nhận thức

Chuyên gia Chuyển đổi số Nguyễn Trọng Đường (Bộ TT&TT) nhận định, trên thực tế việc tiến hành chuyển đổi số mới chỉ ở phần nhận thức, thực chất đi vào sử dụng vẫn chưa nhiều.
Giải bài toán chuyển đổi số tại các trường đại học, cao đẳng

Giải bài toán chuyển đổi số tại các trường đại học, cao đẳng

Ngày 05/01, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức tọa đàm “Chuyển đổi số tại các trường đại học, cao đẳng: Thực trạng và giải pháp” dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Lịch tắt sóng 2G được hoãn đến 15/10

Lịch tắt sóng 2G được hoãn đến 15/10

Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định hoãn thời gian tắt sóng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dùng còn lại trong bối cảnh cơn bão Yagi và các vấn đề về cung cấp thiết bị 4G…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ