Thống nhất thông qua luật hỗ trợ DNNVV

Tại cuộc họp sáng nay (12/06), Quốc hội chính thức thông qua dự thảo luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với sự thống nhất từ phía đa số các đại biểu.
Thống nhất thông qua luật hỗ trợ DNNVV

Theo đó, có 442 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm tỉ lệ 90,02%), trong đó số đại biểu tán thành là 410, chiếm 83,5%, chỉ có 30 đại biểu không tán thành (chiếm tỉ lệ 6,11%).

Dự thảo luật hỗ trợ DNNVV được thông qua sẽ góp phần hỗ trợ cho trên 95% DN Việt Nam hiện tại. Đây sẽ là một đạo luật quan trọng, thể hiện rõ vai trò của Chính phủ kiến tạo khi hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của khối DN tư nhân, góp phần hướng tới mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.

Trước đó, khi giải trình trước Quốc hội chiều 23/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV lấy trọng tâm là phục vụ doanh nghiệp, không coi đó là đối tượng quản lý như trước đây.

Các nội dung liên quan đã được Quốc hội đưa ra bàn thảo, bổ sung trong kỳ họp vừa qua bao gồm: đối tượng hỗ trợ, các tiêu chí xác định DNNVV, các nguồn lực hỗ trợ, vai trò các quỹ tín dụng,…

Ba nhóm đối tượng DNNVV mà Luật hỗ trợ trọng tâm đó chính là: Doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ gia đình; doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng; tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, bám theo những sản phẩm chủ lực, tạo quỹ giá trị bền vững cho sản phẩm đó tồn tại trên thị trường.

Với việc thành lập 3 quỹ đầu tư đặc biệt là Quỹ đầu tư khởi nghiệp được đánh giá là yếu tố thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ tối đa cho thế hệ trẻ trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.