Thông qua Nghị quyết thành lập Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập 9 phường thuộc Thị xã Phổ Yên và Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

100% các vị uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tán thành thông qua nghị quyết thành lập 9 phường thuộc Thị xã Phổ Yên và Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2022.

Theo đó, Thành phố Phổ Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 258,42 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 231.363 người của Thị xã Phổ Yên.

Thành phố mới này có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đắc Sơn, Đông Cao, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành và 05 xã: Minh Đức, Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái.

Sau khi Phổ Yên lên Thành phố, tỉnh Thái Nguyên không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc, nhưng tăng 1 thành phố, giảm 1 thị xã, giảm 9 xã và tăng 9 phường; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: 3 thành phố, 6 huyện).Tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,86%.

Theo Ủy ban Pháp luật (cơ quan thẩm tra đề án), việc thành lập các phường thuộc Thị xã Phổ Yên và thành lập Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình phát triển đô thị của tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Thị xã Phổ Yên và các xã đều đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện thành lập thành phố, phường theo quy định; hồ sơ Đề án, trình tự, thủ tục lập Đề án đều đáp ứng đủ quy định của pháp luật.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng khẳng định, việc thành lập Thành phố Phổ Yên sẽ có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng như đời sống của người dân trên địa bàn.

Song cùng với đó sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của người dân, môi trường, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn,… Vì vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên quan tâm, có định hướng, giải pháp toàn diện đầu tư xây dựng, phát triển Thành phố Phổ Yên và các phường sau khi được thành lập, bảo đảm phát triển đô thị theo hướng bền vững, gắn với xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ số, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.