Thông tin mới nhất về đại án Phạm Công Danh

Phạm Công Danh và 23 đồng phạm đã làm thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hơn 6.000 tỷ đồng.
Thông tin mới nhất về đại án Phạm Công Danh

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra giai đoạn hai vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và 23 đồng phạm về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Cụ thể, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNCB, ông Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới đem tiền của VNCB gửi qua ba ngân hàng là Sacombank, TPBank và BIDV làm tài sản đảm bảo rồi từ đó vay tiền nhằm mục đích trả nợ cho các công ty mà ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn.

Hành vi này của Phạm Công Danh và đồng phạm đã làm thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỷ đồng. 

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 30 năm tù về các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Sau đó, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo, tuyên y án đối với bị cáo Phạm Công Danh.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.