Thủ tướng chỉ đạo làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến xả lũ ở Hố Hô

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra việc xả lũ của các hồ thủy điện tại khu vực miền Trung. Văn bản của Văn phòng Chính ph
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến xả lũ ở Hố Hô

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra việc xả lũ của các hồ thủy điện tại khu vực miền Trung.Văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nêu rõ, những ngày qua, mưa lớn trên diện rộng đã ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Chính quyền một số địa phương và dư luận cho rằng có nhà máy thủy điện xả lũ không báo trước gây bị động cho công tác ứng phó, thiệt hại của nhân dân.Về việc này Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc vận hành xả lũ của các hồ chứa thủy điện trong đợt mưa lũ vừa qua (trong đó có việc xả lũ của hồ thủy điện Hố Hô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh); làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, xác định cụ thể trách nhiệm đền bù thiệt hại, đề xuất phương án khắc phục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 10 năm 2016.

Nhất Phong

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.